Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Phần lớn chúng ta đều cho rằng, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống. Có thể do bạn ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, cũng có thể do bạn ăn ít rau quả tươi, ăn không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày .... sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, trên thực tế, rối loạn tiêu hóa còn có nhiều nguyên nhân khác nữa gây ra, vậy đâu mới là 1 câu trả lời đầy đủ?

nguyen-nhan-gay-roi-laon-tieu-hoa

Phần lớn chúng ta đều cho rằng, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống

Từ những thói quen ít ngờ tới

Những thói quen vô tình lại gây rối loạn tiêu hóa, bạn có bao giờ nghĩ vậy không? Trên thực tế, điều đó đúng đấy. Cứ nghĩ rằng nhiều chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng dùng quá liều có thể khiến bội tăng hiện tượng đầy hơi trong khung ruột. Rồi khi khẩu phần ăn của bạn quá nhiều tinh bột nên vô tình tiếp tay cho phản ứng lên men của lực lượng vi sinh có hại luôn sống chực chờ trên nền ruột. Cũng có khi chỉ vô tình ăn nhiều hơn một chút các món ngọt ít ngờ tới khả năng đường ủ rồi lên men rồi thành rượu ngay trong lòng ruột.... và vô số lý do khác nữa.

Đến chế độ ăn quả tải

Khoan chưa kể đến bệnh lý, ai cũng biết rằng rối loạn tiêu hóa có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Việc ăn uống thường xuyên tại các quán xá vỉa hè, nhà hàng kém vệ sinh, hay mua các thực phẩm không rõ nguồn gốc ... đều làm cho hệ tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh. Theo các chuyên gia sức khỏe, 7 thói quen ăn uống khiến hệ tiêu hóa dễ nổi loạn đó là :

  • Ăn đồ ăn lạnh
  • Ăn quà vặt quá nhiều
  • Rượu bia quá độ
  • Vừa ăn vừa làm việc
  • Ăn quá nhanh
  • Ăn quá no
  • Ăn nhiều thực phẩm chua cay

Và vô vàn các lý do khác gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh. Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Tốt hơn hết, trong các trường hợp phải sử dụng đến thuốc kháng sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước.

 

Do công việc căng thẳng, ăn uống thất thường.

Ngoài việc ăn uống kém hợp lý ra thì môi trường áp lực, bận rộn khiến việc ăn uống theo một thời gian nhất định cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên ăn quá nhanh, cũng đừng để bụng thường xuyên trong tình trạng "chẳng có gì" mới nạp năng lượng. Tốt hơn hết, bạn nên ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ để cải thiện đường tiêu hóa, kiểm soát căng thẳng cũng là cách giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý.

Một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi thấy các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng kéo dài, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón .... thì bạn nên cảnh giác vì đó có thể là báo hiệu của một số bệnh lý. Phòng bệnh luôn an toàn và hiệu quả hơn chữa bệnh. Vì thế, bạn cần tránh trước khi bệnh tình xảy ra bằng cách ăn uống, sinh hoạt điều độ, đi khám bác sỹ định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định, sử dụng các sản phẩm bảo vệ đường ruột, dạ dày theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi gặp bất kỳ các vấn đề gì liên quan đến đường tiêu hóa nên được thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Sữa chua cũng là một lựa chọn để bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh