Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng giảm mức lọc cầu thận một cách đột ngột và nhanh chóng, xuất hiện trong vòng từvài giờđến vài ngày, dẫn đến tình trạng rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và tích tụcác sản phẩm chuyển hóa trong cơthể. Tình trạng này thường được phát hiện trên lâm sàng khi có tăng các chất chứa nitơ(urê, creatinin) và hoặc có biểu hiện thiểu niệu hay vô niệu.

suy-than-cap

Cho đến nay các nhà Thận học trên thế giới chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp và thường dựa trên tốc độ gia tăng nồng độ creatinin huyết thanh so với nồng độ creatinin nền (baseline) của chính bệnh nhân đó để chẩn đoán suy thận cấp.

Suy thận cấp được đặt ra khi:

- Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 42,5mmol/l trong vòng 24 đến 48 giờ so với creatinin nền nếu nồng độ creatinin nền của bệnh nhân < 221mmol/l .

 - Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh >20% trong vòng 24 đến 48 giờ so với creatinin nền nếu nồng độ creatimn nền của bệnh nhân > 221mmol/l Trên thực tế lâm sàng không phải bao giờ chúng ta cũng biết được chính xác nồng độ creatinin máu của bệnh nhân khi chưa có suy thận cấp (creatinin nền) vì vậy phần lớn các nhà lâm sàng thường dựa trên tốc độ gia tăng của creatinin huyết thanh trong một khoảng thời gian cụ thể để chẩn đoán suy thận cấp như sau:

- Khi tốc độ gia tăng nồng độ creatinin huyết thanh > 45mmol/l trong vòng 24-48 giờ. Bên cạnh dựa vào sự gia tăng nồng độ creatinin huyết thanh người thầy thuốc cần phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng khác như: tác nhân gây bệnh, sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng như đái ít vô hiệu để đưa ra chẩn đoán và xử trí kịp thời đối với các trường hợp nghi ngờ suy thận cấp.

Nguyên nhân bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp do nhiều nguyên nhân, cho nên khó có thể diễn giải cơ chế bệnh sinh một cách đơn thuần. Nói chung có thể có 5 yếu tố đóng góp vào cơ chế sinh bệnh trong suy thận cấp như sau(xem sơ đồ 1):

  1. Khuyếch tán trở lại của dịch lọc cầu thận khi đi qua ống thận do màng tế bào ống thận bị hủy hoại.
  2. Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố, hoặc các sản phẩm protein
  3. Tăng áp lực ở tổ chức kẽ của thận do phù nề
  4. Giảm sút dòng máu hiệu dụng ở vỏ thận dẫn đến giảm mức lọc cầu thận một cách cấp tính.
  5. Thay đổi tính thấm của màng đáy mao quản cầu thận

Tất cả những yếu tố đó đều góp phần ít nhiều dẫn đến vô niệu. Yếu tố nào chính, yếu tố nào phụ là tuỳ theo bệnh nguyên và diễn biến của quá trình bệnh lý.

Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận cấp

Các dấu hiệu lâm sàng

Đa số các trường hợp suy thận cấp khởi phát với dấu hiệu thiểu niệu (<400ml/24h), nhưng một số trường hợp nước tiểu vẫn >1l/24h (thể còn bảo tồn nước tiểu). Ngoài ra tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp mà biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau:

Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận: Thường thấy các triệu chứng mất nước như: - Mạch nhanh, hạ HA tư thế, tụt HA - Da, niêm mạc khô; giảm độ chun giãn da, tĩnh mạch cổ xẹp - Số lượng nước tiểu giảm dần

Suy thận cấp do nguyên nhân tại thận: Có thể thấy một hoặc một số dấu hiệu sau:

  • Các yếu tố nguy cơ: sốc kéo dài, dùng thuốc độc cho thận, thuốc cản quang; tiêu cơ vân, tan máu
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc thẫm màu do đái ra máu trong viêm cầu thận cấp v.v…
  • Đau vùng thắt lưng do sỏi thận, niệu quản.
  • Thiểu niệu, phù, tăng huyết áp…
  • Sốt đau cơ và ngứa, nổi ban sẩn sau dùng thuốc.

Suy thận cấp thể hoại tử ống thận cấp Thuộc nhóm suy thận cấp tại thận nhưng có thể được tách thành một thể lâm sàng riêng biệt.

Suy thận cấp do nguyên nhân sau thận Thường thấy dấu hiệu tắc nghẽn đường tiết niệu như:

  • Cơn đau quặn thận hoặc đau hố lưng hoặc các điểm niệu quản
  • Thận to do ứ nước, ứ mủ.
  •  Các triệu chứng của bàng quang: đau tức vùng bàng quang, đái buốt, đái dắt...
  • Thiểu niệu, vô niệu rõ.
  •  Thăm trực tràng có thể thấy tuyến tiền hệt to đi kèm với các rối loạn tiểu tiện trước đó. Chức năng thận thường phục hồi nhanh sau khi giải quyết được nguyên nhân tắc nghẽn như lấy sỏi, cắt bỏ tiền liệt tuyến.

Các biểu hiện cận lâm sàng

  •  Trong tất cả các trường hợp suy thận cấp đều thấy urê, creatinin máu tăng dần hàng ngày, có thể tăng rất nhanh trong vòng vài giờ.
  •  Kali máu sẽ tăng dần nếu như suy thận cấp không được can thiệp kịp thời và hiệu quả.
  •  Thiếu máu khi bị mất máu nặng hoặc tan máu trong lòng mạch ồ ạt.
  •  Ngoài ra có thể thấy: giảm calci máu, đôi khi tăng calci máu, tăng phospho máu, nhiễm toan chuyển hóa biểu hiện bằng giảm dự trữ kiềm, tăng khoảng trống anion

Theo Cẩm nang bệnh

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh