Cao huyết áp và chế độ dinh dưỡng phòng ngừa

Cao huyết áp là một tình trạng bệnh lý, nhận biết cao huyết áp khi trị số cao huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường. Người bệnh cao huyết áp có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và một số bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, người ta thường nói cao huyết áp là kẻ "sát nhân thầm lặng"

cao-huyet-ap

Nguyên nhân cao huyết áp

Chỉ có 5 - 10% là có nguyên nhân, thường là do bệnh khác: có thai, sử dụng thuốc ngừa thai, bệnh tuyến giáp bệnh thận mạn tính, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng huyết áp do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp. Ở những trường hợp này, khi bệnh chính được chữa khỏi thì huyết áp thường trở về bình thường.

- 90% trường hợp còn lại không tìm ra được nguyên nhân - vô căn (được gọi là tăng huyết áp tiên phát). Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết đến nhưng người ta cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây ra tăng huyết áp.

- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch.

- Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.

- Tiền sử gia đình (tính di truyền): Bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình.

- Giới: Thường thì nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ. Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc

- Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp từ 2 đến 6 lần những người có trọng lượng trong giới hạn bình thường.

- Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri (muối) do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ huyết áp

- Những thức ăn nhanh chứa một lượng Natri đặc biệt cao hơn bình thường. Nhiều loại thuốc thông dụng (OTC - over the counter), chẳng hạn như thuốc giảm đau, cũng có thể chứa một lượng lớn Natri. Đọc kỹ nhãn hiệu để biết thức ăn mà bạn đang dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao.

- Uống rượu: Uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu 1 ngày có thể làm tăng huyết áp đối với những người nhạy cảm với rượu.

- Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể bị cao huyết áp.

- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp.

- Thuốc: Một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc cảm và dị ứng có thể làm tăng huyết áp.

Biểu hiện của chứng cao huyết áp

  • Cao huyết áp thường xuất hiện với những dấu hiệu như :
  • Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
  • Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
  • Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
  • Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
  • Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
  • Ù tai, mất ngủ…

Dinh dưỡng và phòng ngừa cao huyết áp

Chế độ ăn uống:

  • Luôn luôn giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không nên ăn quá mặn. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tăng huyết áp thì phải tuân thủ các chế độ trên chặt chẽ hơn, cần phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
  • Điều chỉnh không để lượng cholesterol cao quá mức cần thiết trong máu, nên thay thế mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật chế từ đậu nành, lạc, vừng.
  • Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E,PP (Bưởi, Hoa hoè, Giá đỗ)
  • Không nên uống rượu bia, cà phê và đặc biệt là không hút thuốc lá
  • Tránh tình trạng thừa cân, béo phì

Chế độ tập luyện thể dục, thể thao

- Rèn luyện thể lực, thể dục thể thao. Nên tập thường xuyên ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài ít nhất 30 phút. Thể dục thể thao thường xuyên làm tăng Lipoprotein HDL là loại protein tốt có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch.

Chế độ sinh hoạt và làm việc

- Bảo đảm ngủ đủ, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh. Các hoạt động thể lực có thể giúp bạn điều đó.

Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp cần điều trị liên tục ngay cả khi cảm thấy khỏe, kiểm tra huyết áp định kỳ (có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà), có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc.

Đọc thêm : Làm gì để khống chế huyết áp bình thường

Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh