Rối loạn lipit máu

Trong cơ thể, lipid dự trữ ở mô đóng vai trò ngăn nhiệt ở tổ chức dưới da và xung quanh, lipid cũng góp phần cấu tạo nên tế bào, hormon. Tuy nhiên, sự rối loạn lipid sẽ dẫn đến các bệnh mà đặc trưng là xơ vữa động mạch.

Rối loạn Lipid

1- Rối loạn Lipid là gì?

Thành phần lipid máu bao gồm nhiều loại cholesterol, triglycerid, phospholipid… Có 2 loại cholesterol chính là LDL và HDL. HDL được gọi là cholesterol tốt vì cholesterol được HDL vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để thải qua đường mật. Còn LDL tăng nhiều trong máu sẽ dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu, nhất là ở tim và não, gây nên các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa này hình thành dần dần gây tắc mạch máu hoặc vỡ ra đột ngột gây tắc mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Vì vậy, người ta gọi là rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:

 

Bình thường

Tăng giới hạn

Tăng lipid máu

Tăng cholesterol toàn phần

< 5,2mmol/l

5,2 – 6,2 mmol/l

>6,2mmol/l

Tăng triglycerid máu

<2,26mmol/l

2,26 – 4,5 mmol/l

4,5 – 11,3mmol/l

Rất tăng: >11,3mmol/l

Tăng LDL-C

<3,4mmol/l

3,4 – 4,1mmol/l

>4,1mmol/l

Giảm HDL-C: Bình thường: >0,9mmol/l. Giảm HDL-C khi <0,9mmol/l Rối loạn lipid kiểu hỗn hợp khi cholesterol >6,2mmol/l và triglycerid 2,26 – 4,5 mmol/l.

2- Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Nguyên nhân rối loạn lipid máu

a) Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu

  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ độngvật, trứng, bơ, sữa toàn phần...), chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì).
  • Di truyền
  • Thứ phát: Hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan tắc nghẽn, một số bệnh gây rối loạn protein máu.

b)  Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu

  • Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II.
  • Tăng TG có tính chất gia đình.
  • Béo phì.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Đái tháo đường.
  • Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.

c)    Nguyên nhân gây giảm HDL-C:

  • Hút thuốc lá.
  • Béo phì.
  • Lười vận động thể lực.
  • Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
  • Tăng triglycerid máu.
  • Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.
  • Rối loạn gen chuyển hoá HDL.

3- Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu

Mặc dù tăng lipid máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng nhưng đa số người bị đều không có triệu chứng rõ ràng, mà quá trình này tiến triển thầm lặng. Do đó việc xét nghiệm máu là rất quan trọng để đánh giá rối loạn lipid máu. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2010, tất cả người lớn trên 20 tuổi nên xét nghiệm 5 năm 1 lần các thành phần của lipid máu, mỗi năm 1 lần đối với người trên 40 tuổi để phát hiện và xử lý kịp thời.

Đối với người có các yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…) thì nên xét nghiệm sớm hơn và nhiều lần tùy theo trường hợp cụ thể. Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên nhiều lần.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Xơ vữa là thuật ngữ mô tả quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci, sợi fibrin. Mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng những cơ quan chính như tim, não. Mảng xơ vữa phát triển từ từ gây hẹp lòng mạch dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan và gây ra một loạt các biến cố như suy tim, đau tim cách hồi, giảm chất lượng cuộc sống. Hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ tạo ra cục máu tại chỗ, làm tắc mạch máu đột ngột gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não… Quá trình xơ vữa động mạch cũng tăng theo tuổi, có liên quan đến yếu tố gia đình và ở những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

4- Điều trị

Hoàn toàn có thể khống chế được mức cholesterol máu và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khi bạn kiên nhẫn, tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Việc điều trị rối loạn lipid là một quá trình liên tục, gần như suốt đời, là sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc.

a)     Thay đổi lối sống

  • Chế độ ăn uống hợp lý:
    • Nên hạn chế ăn mỡ động vật, thịt cừu, thịt gia cầm béo, dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạn nhân, bơ thực vật, bơ, kem, phomat. Ăn ít đồ ăn chứa cholesterol như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thức ăn có chất béo không bão hòa dạng trans như đồ ăn chiên rán, mì ăn liền…
    • Nên ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc (bánh mì đen, gạo thô), uống sữa không béo, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, cá, đậu và đậu hà lan, hạt, dầu thực vật oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành.
    • Chế độ tập luyện đều đặn giúp đốt bớt mỡ dư thừa, giảm cân, tăng sức đề kháng, điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ bị tiểu đường. Nên tập đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập vừa đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi, tùy theo khả năng và tình trạng bệnh lý kèm theo.
  • Bỏ hút thuốc lá vì nó ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường.
  • Hạn chế uống rượu, không nên uống quá 60 ml rượu nhẹ, 30 ml rượu nặng, 300 ml bia mỗi ngày.
  • Tránh căng thẳng. Giảm cân nếu béo phì, duy trì vòng bụng không quá 90 cm ở nam giới và 75 cm ở nữ giới.

b)     Thuốc điều trị

  • Thuốc nhóm statin: atorvastatin, fluvastatin, rosuvastatin, simvastatin. Thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol trong gan, làm giảm LDL, triglycerid máu.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol từ ruột non: ezetimibe
  • Thuốc resin gắn acid mật: cholestiramin, colestipol. Thuốc làm tăng chuyển hóa cholesterol sang acid mật trong gan, làm giảm lượng cholesterol dự trữ trong gan, tăng hoạt tín của thụ thể với LDL trong gan.
  • Thuốc nhóm fibrat: Gemfibrozil, fenofibrat, bezafibrat. Thuốc làm giảm triglycerid, làm tăng HDL.
  • Niacin: làm tăng HDL, làm giảm LDL.

Cần kiểm tra cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng sau 2 tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu, thì nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ 2. Lưu ý là việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phải luôn luôn được bảo đảm.

c)     Thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

  • Giảo cổ lam – một thảo dược quý ở các vùng núi cao Việt Nam có tác dụng gắn kết và nhũ hóa lipid máu, tăng hoạt tính enzyme phân giải lipid là lipoprotein lipase, từ đó làm giảm triglycerid máu, cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL.
  • Tỏi: Các hợp chất sulfur trong tỏi như S - allylcystein ức chế squalene monooxygenase và HMG-CoA reductase là enzyme liên quan đến sinh tổng hợp cholesterol, qua đó làm giảm cholesterol máu và ức chế tổng hợp cholesterol ower gan, ruột. Nhiều nghiên cứu trên tỏi cho thấy tỏi làm giảm LDL, triglycerid, một số nghiên cứu còn cho thấy tăng HDL. Có 3 hợp chất sulfur chống oxy hóa trong tỏi là diallyl sulfide, diallyl disulfide, diallyl trisulfide có thể ngăn chặn sự oxy hóa LDL – là tác nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, thành phần trong tỏi còn chống huyết khối và ức chế kết tập tiểu cầu, tăng tiêu hủy fibrinogen, làm tiêu cục máu đông, phòng ngừa chứng huyết khối tĩnh mạch.

 

Sản phẩm tuệ linh