Một vài lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường

Chúng ta đều biết rằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường cũng như đẩy lùi các biến chứng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho người bệnh tiểu đường.

tieu-duong

Người tiểu đường nên và không nên ăn gì?

Nên :

  • Người tiểu đường được khuyên nên sử dụng các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt... Những trái cây này có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Một số thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… cũng có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Bởi chúng có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
  • Ngoài ra người bệnh tiểu đường cũng được khuyên nên sử dụng loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò, các loại cá biển có nhiều axit béo. Trong thịt bò chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu còn loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

Không nên :

  • Người bệnh tiểu đường nên hạn chế thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn, loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
  • Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng, không ăn mặn, và hạn chế uống rượu, hút thuốc

Người bệnh tiểu đường nên vận động như thế nào?

Tập vận động cũng là một trong những biện pháp điều trị bệnh tiểu đường. Tập vận động góp phần làm giảm đường huyết và giảm một số nguy cơ khác. Việc chọn loại hình vận động còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh lý kèm theo và mức độ đường huyết. Thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số lời khuyên tập luyện với người bệnh tiểu đường

  •  Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động.
  •  Chọn loại hình tập vận động mà bạn thích. Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn.
  •  Kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động.
  •  Không tập vận động nếu đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu.
  •  Không tập vận động nếu đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu.
  •  Lên kế hoạch tập vận động để tránh hạ đường huyết.
Chủ đề

Sản phẩm tuệ linh