Người bị suy thận mạn thường có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói… Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Vây đâu là nguyên nhân và hướng điều trị cho người bị suy thận mạn
Nguyên nhân suy thận mạn:
Các nguyên nhân gây suy thận mạn có thể kể đến như bệnh gây tổn thương thận như: cao huyết áp, suy tim, hội chứng tắc nghẽn sau thận kéo dài, dị dạng hệ niệu, các bệnh lý tại thận như viêm vi cầu thận mãn, bệnh lý mạch máu thận và đái tháo đường.
Cách điều trị suy thận mạn:
Điều trị nội khoa:
- Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu…, kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế đạm.
- Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách:
Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin
Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:
- Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện.
- Toan chuyển hóa.
- Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo…
Ghép thận: đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Xem tiếp: Dinh dưỡng cho người suy thận mạn