Cây Giảo cổ lam là một dược liệu quý hiếm, nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời như điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp ăn ngon, ngủ tốt và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại cây dễ bị nhầm lẫn với Giảo cổ lam, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc nhận biết và sử dụng đúng loại cây này.
Mục lục
Thực trạng cây giảo cổ lam giả trên thị trường hiện nay
Giảo cổ lam, hay còn được biết đến với tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, là một loại thảo dược quý hiếm đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay. Xuất hiện từ các vùng núi cao của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, cây Giảo cổ lam nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Trong lịch sử, nó đã được sử dụng như một loại thảo dược quý để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Theo y học hiện đại, cây Giảo cổ lam có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị tiểu đường, và đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã xác nhận nhiều công dụng của Giảo cổ lam trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư và bệnh gan. Nhờ vào những lợi ích sức khỏe tuyệt vời này, Giảo cổ lam ngày càng được ưa chuộng và tìm kiếm trên thị trường.
Tuy nhiên, với sự gia tăng nhu cầu sử dụng, tình trạng cây Giảo cổ lam bị làm giả cũng trở nên phổ biến. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm Giảo cổ lam không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, thậm chí bị trộn lẫn với các loại thảo dược khác hoặc hóa chất độc hại. Điều này không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm mất uy tín của các sản phẩm Giảo cổ lam chất lượng.
Việc phân biệt Giảo cổ lam thật và giả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng cần phải được trang bị kiến thức và kỹ năng để nhận biết sản phẩm thật, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng. Chính vì thế, hiểu biết về cách phân biệt Giảo cổ lam thật và giả là một yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng tự tin hơn khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm này.
Nhận diện các loại giảo cổ lam tại Việt Nam
Các chuyên gia đã xác định và ghi nhận ba loại Giảo cổ lam chính là: giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá. Trong số đó, Giảo cổ lam 5 lá nổi bật nhất nhờ hàm lượng hoạt chất phong phú và sự ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh.
Loại Giảo cổ lam | Hình ảnh | Đặc điểm | Hàm lượng hoạt chất và ứng dụng |
Giảo cổ lam 3 lá | – Thân dây lớn
– Không đắng, vị ngọt – Không có mùi thơm khi phơi khô – Pha trà cho vị nhạt |
– Hàm lượng hoạt chất thấp
– Ít hiệu quả điều trị – Ít được sử dụng trong các bài thuốc – Đang được nghiên cứu thêm |
|
Giảo cổ lam 5 lá | – Thân dây nhỏ, mảnh
– Vị đắng ở đầu lưỡi, ngọt trong cuống họng – Phơi khô có mùi thơm đặc trưng – Pha trà cho vị đắng trước, ngọt sau – Mọc ở núi cao khoảng 1000m so với mực nước biển
|
– Hàm lượng hoạt chất cao
– Được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc – Được biết đến và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới
|
|
Giảo cổ lam 7 lá | – Thường mọc ở bờ rào, ven đường, bụi rậm
– Không có mùi thơm đặc trưng |
– Vị rất đắng, khó uống
– Chưa có nhiều nghiên cứu – Chưa được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh |
Các cách phân biệt Giảo cổ lam với các loài khác
Các loại cây thường bị nhầm lẫn và được dùng để làm giả Giảo cổ lam bao gồm:
- Cây ngũ trảo (Cayratia Japonica)
- Dây quai bị (Tetrastigma strumarium Gagnep)
- Cây Hemslea sinensis (cùng họ với Giảo cổ lam)
Những cây này có thân leo mảnh, lá có 3 – 7 lá chét và mép lá có răng cưa, trông rất giống Giảo cổ lam nhưng không có tác dụng dược lý tương tự. Dưới đây là cách phân biệt Giảo cổ lam với các loại cây dây leo này.
1. Phân biệt dựa trên hình dáng, màu sắc và mùi vị
– Về hình dạng: Giảo cổ lam có tua cuốn ở nách lá, đây là điểm đặc trưng nhất chỉ có ở họ bầu bí nên những loại cây họ nho như cây ngũ trảo hay dây quai bị sẽ không có.
– Về màu sắc:
- Cây giảo cổ lam tươi: Lá và thân cây khi còn tươi có màu xanh tươi đặc trưng không ngả màu vàng như các loại cây tương tự khác.
- Khi phơi khô, lá Giảo cổ lam vẫn giữ màu xanh tự nhiên, các loại khác thường ngả vàng hoặc thâm đen.
– Về mùi vị:
- Giảo cổ lam thật có mùi thơm nhẹ đặc trưng của thảo dược tự nhiên. Khi nếm thử, nó có vị đắng nhẹ ban đầu, sau đó là vị ngọt thanh dễ chịu.
- Các loại cây khác có thể có mùi hắc hoặc không có mùi, và vị của nó thường không rõ ràng, có thể quá đắng hoặc không có vị ngọt đặc trưng.
Theo các chuyên gia, Giảo cổ lam dễ nhận biết nhất khi còn tươi và chưa qua chế biến. Khi ở dạng khô, thảo dược thường được cắt ngắn, khiến các tua cuốn nhỏ dễ bị rụng, làm cho việc phân biệt thật giả trở nên khó khăn. Thêm vào đó, một số ngyow không sử dụng hoàn toàn dược liệu giả mà trộn lẫn với Giảo cổ lam 5 lá theo tỷ lệ nhất định, điều này càng làm phức tạp việc xác định chất lượng dược liệu.
2. Phân biệt qua kiểm nghiệm hóa học
Phân tích thành phần hóa học: Giảo cổ lam thật chứa các thành phần dược liệu đặc trưng như saponin, flavonoid, polysaccharide, và nhiều hoạt chất chống oxy hóa khác. Việc phân tích thành phần hóa học của mẫu Giảo cổ lam có thể giúp xác định xem sản phẩm có chứa những hoạt chất này hay không.
Sử dụng thiết bị phân tích: Để phân biệt Giảo cổ lam thật và giả, các phòng thí nghiệm thường sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại như máy quang phổ và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Máy quang phổ có thể xác định các hợp chất đặc trưng trong mẫu, trong khi HPLC giúp phân tích và định lượng các thành phần hóa học có trong Giảo cổ lam. Những kết quả này sẽ giúp xác định rõ ràng nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm.
3. Phân biệt qua nguồn gốc xuất xứ
Mua hàng từ nguồn uy tín: Một trong những cách quan trọng nhất để đảm bảo bạn mua được Giảo cổ lam thật là lựa chọn các nhà cung cấp và cửa hàng dược liệu uy tín. Những nơi này thường có giấy chứng nhận và cam kết về chất lượng sản phẩm. Tránh mua hàng từ những nguồn không rõ ràng hoặc các cửa hàng không có uy tín.
Kiểm tra thông tin sản phẩm: Khi mua Giảo cổ lam, bạn cần kiểm tra kỹ nhãn mác và thông tin sản phẩm. Sản phẩm thật thường đi kèm với nhãn mác rõ ràng, có đầy đủ thông tin về nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng và các thông tin liên quan khác. Ngoài ra, giấy tờ kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sản phẩm bạn mua là hàng thật.
Việc phân biệt Giảo cổ lam thật và giả đòi hỏi người tiêu dùng phải có kiến thức và cẩn trọng khi mua hàng. Bằng cách kiểm tra kỹ ngoại hình, mùi vị, kết cấu, phân tích thành phần hóa học và lựa chọn mua hàng từ các nguồn uy tín, bạn có thể đảm bảo mua được Giảo cổ lam chất lượng, mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Cách phân biệt Giảo cổ lam theo chuyên gia
Trích bài viết “Trả lời thắc mắc độc giả” trên tạp chí Y-Dược học cổ truyền số 6:
Tạp chí có giới thiệu Giảo cổ lam là một cây thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp người dùng ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Sau khi phát hành tạp chí, có rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về hòm thư của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đa số các phản hồi đều cho biết sản phẩm Giảo cổ lam sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau khi dùng Giảo cổ lam một tháng thì mỡ máu và đường máu đều giảm, huyết áp ổn định, ăn ngủ tốt. Cá biệt có khách hàng giảm 10kg sau 40 ngày sử dụng Giảo cổ lam. Điều này càng khẳng định dược liệu Việt Nam rất tốt.
Tuy nhiên còn nhiều đọc giả băn khoăn về tác dụng phụ của cây khi sử dụng lâu dài, cách trồng trọt, địa chỉ mua giống cây. Nhiều bạn đọc đã gửi mẫu về cho Học viện để được giám định. Tuy nhiên, các mẫu gửi về hầu hết đều bị nhầm lẫn sang loài khác. Nhất là các độc giả miền xuôi thì đều nhầm sang cây Ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều. Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Ngoài ra Giảo cổ lam còn hay bị nhầm với các loài khác trong chi Gynostemma như loài G. pubescens (còn gọi là Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá).
Nhóm phóng viên chúng tôi đã xin phép được gặp và phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, Viện trưởng viện NC Y dược Tuệ Tĩnh để góp phần tìm hiểu rõ hơn về cây này.
PV: Thưa Phó Giáo sư, nhiều bạn đọc rất mong muốn được tư vấn cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy ông có thể chia sẻ cho bạn đọc biết làm cách nào để phân biệt cây Giảo cổ lam với các loài khác dễ nhầm lẫn?
PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới).
Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá.
Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm.
Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi không thể nào phân biệt được.
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Giảo cổ lam đã chỉ ra rằng cây này không có độc, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể khi sử dụng lâu dài. Ngược lại Giảo cổ lam giải độc mạnh và thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, hoạt huyết, chống xơ vữa mạch, đặc biệt giúp sửa chữa các tổn thương ở tế bào nhờ bẫy các gốc tự do. Do có nhiều hoạt chất rất giống Nhân sâm nên có tác dụng tăng lực, uống vào thấy nhẹ nhõm sảng khoái (Trung quốc gọi là Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm (Sâm năm lá)).
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần, Giảo cổ lam được nghiên cứu từ rất lâu và sử dụng rộng rãi tại Trung quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu hơn chục năm nay.
Tham khảo thêm: Nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng của Giảo cổ lam
Ông còn cho biết Công ty đầu tiên ở Việt Nam phát triển sản phẩm này là công ty TNHH Tuệ Linh. Công ty này được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam và GS Kỳ trực tiếp kiểm định nguyên liệu. Trước đây và cho đến bây giờ họ vẫn chỉ thu mua cây Giảo cổ lam hoang dã trên những vùng núi cao của Việt Nam để chế biến. Việc làm này có thể sẽ gây cạn kiệt nguồn gen.
Để bảo tồn một dược liệu quý và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về Giảo cổ lam trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Công ty TNHH Tuệ Linh đã chọn Mộc Châu, Sơn La – một vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp – để xây dựng vùng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Từ vùng nguyên liệu này, Công ty TNHH Tuệ Linh đã phát triển bộ sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh, bao gồm TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sản phẩm này không chỉ đảm bảo sạch mà còn được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, giúp giữ tối đa các hoạt tính sinh học của Giảo cổ lam 5 lá. Sử dụng hàng ngày TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh có thể giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu; làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch; hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, cao huyết áp; hạ đường huyết và phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2; tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc; tăng khả năng làm việc và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tóm lại:
Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát.