Cà gai leo là dược liệu quý trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho gan. Trong bài viết này, hãy cùng Tuệ Linh tìm hiểu chi tiết hơn về loại dược liệu quý này nhé!
Mục lục
Đặc điểm của cây Cà gai leo
Cà gai leo còn có những tên gọi khác là Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh, Cà lù… Có tên khoa học là Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae).
Chúng có thể sống nhiều năm và thường mọc hoang tại nhiều nơi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ven biển từ Hải Phòng cho đến Bình Thuận.
Một số đặc điểm của cây Cà gai leo có thể kể đến bao gồm:
- Thân: Cà gai leo có thân leo nhỏ, nhẵn, có xu hướng hóa gỗ ở phần gốc, dài khoảng 1m hoặc hơn, phân thành nhiều cành. Cành Cà gai leo non thường tỏa rộng và được bao phủ bởi một lớp lông hình sao, có nhiều gai cong nhỏ màu vàng.
- Lá: Lá Cà gai leo thuôn hoặc có hình bầu dục, mọc so le nhau. Gốc lá tròn hoặc hình nêm, đầu tù. Phiến lá xẻ thùy nông, không đều nhau. Màu sắc lá mặt trên sẫm hơn mặt dưới, hai mặt đều có gai ở gân chính và cuống lá. Mặt dưới lá có nhiều lông tơ màu trắng.
- Hoa: Mọc ở kẽ lá thành xim 2 – 5 hoa, một số có thể xuất hiện 7 – 9 hoa. Cánh hoa màu tím, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan với đầu nhọn. Nhị hoa có 4 chỉ màu vàng, phình ở gốc. Mùa hoa: tháng 4 đến tháng 6.
- Quả: Hình cầu nhẵn, đường kính khoảng 5 – 7 mm, cuống dài, khi chín sẽ chuyển từ màu vàng sang đỏ. Bên trong chứa nhiều hạt hình thận màu vàng. Mùa quả thường vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
☛ Xem thêm: Đặc tính sinh trưởng của cây Cà gai leo
Thành phần hóa học chính
Thân, lá, đặc biệt là rễ Cà gai leo chứa các thành phần hóa học chính bao gồm:
- Alkaloid
- Flavonoid
- Saponin
- Glycoalkaloid
- Sterol
Ngoài ra, rễ Cà gai leo còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: saponosid, solasodenon, lanosterol, β-sitosterol, 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on và các acid amin khác.
Bộ phận dùng, thời gian thu hái
Thân (Thích gia đằng), rễ (Thích gia căn) và lá Cà gai leo có thể được thu hái quanh năm dùng làm thuốc. Tùy nhu cầu và mục đích có thể dùng tươi hoặc sấy, phơi khô để bảo quản, kéo dài thời gian sử dụng.
Công dụng
Cà gai leo đã được PGS.TS. Phạm Kim Mãn và TS. Nguyễn Thị Minh Khai – cán bộ Viện dược liệu trung ương đưa vào nghiên cứu từ những năm đầu của thập niên 90. Chỉ riêng tại Viện Dược liệu TW đã có 2 đề tài cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ cùng nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo.
Một số công dụng nổi bật của Cà gai leo có thể kể đến bao gồm:
Giải độc gan
Thành phần alkaloid và glycoalkaloid trong Cà gai leo có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp bảo vệ gan khỏi những tác động tiêu cực của gốc tự do, góp phần ngăn chặn tổn thương gan hiệu quả. Các hoạt chất này cũng đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải những chất độc hại, kích thích tái tạo tế bào gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
Công dụng giải độc và bảo vệ gan của Cà gai leo cũng được chứng minh qua nghiên cứu năm 1988 (Thực hiện: Nguyễn Phúc Thái, Hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS. Nguyễn Phúc Hưng). Kết quả cho thấy chiết xuất từ Cà gai leo có thể làm giảm tổn thương tế bào gan, kiểm soát sự gia tăng trọng lượng gan do độc tính của chất TNT gây ra, đồng thời giảm các dấu hiệu tổn thương gan trên mẫu vi thể.
Hỗ trợ điều trị viêm gan B
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc đề tài cấp nhà nước “Điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động” bằng thuốc từ Cà gai leo do viện dược liệu trung ương chủ trì đã đưa ra kết luận:
- Thuốc từ cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng).
- Men gan (transaminase) và bilirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm chứng.
- Sau điều trị những biến đổi các marker của siêu vi viêm gan B là rõ rệt tại các bệnh viện 103, 108, 354.
- Tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% có HBV-DNA < 5 copies/ml.
Đặc biệt, thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào trên lâm sàng và xét nghiệm. Các kết quả từ những nghiên cứu đều đi đến một kết luận Cà gai leo chính là đối trọng của Viêm gan siêu vi B và là dược liệu có tác dụng làm âm tính siêu vi mạnh nhất hiện nay.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chữa viêm gan B bằng Cà gai leo
Ức chế xơ gan tiến triển, hạ men gan
Đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105 “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai cũng được nghiệm thu đạt loại xuất sắc. Theo kết quả nghiên cứu: Cà gai leo có tác dụng chống viêm và ức chế tổng hợp collagen ở một số tổ chức mô liên kết.
Luận án do TS. Nguyễn Thị Bích Thu thực hiện cũng kết luận: Dạng chiết toàn phần của Cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u thực nghiệm 42,2% và làm giảm hàm lượng collagen gan trên mô hình xơ gan là 27,0%. Kết quả đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển của xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện những tác dụng dược lý mới của Cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư P53 và Rb. Cho đến thời điểm này Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh là kìm hãm và ngăn chặn xơ gan phát triển.
Công dụng khác
Cà gai leo còn được biết đến với những công dụng khác như trị phong thấp, sâu răng, đau nhức xương khớp, tê thấp, đau lưng, ho gà, dị ứng, giải độc rượu bia, giải độc do rắn cắn…
Cách dùng, liều lượng
Cà gai leo thường được dùng ở dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc khô, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng để pha trà uống hàng ngày.
Liều lượng và thời gian dùng Cà gai leo sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng cụ thể của mỗi người. Ví dụ:
- Trường hợp cần tăng cường, bảo vệ sức khỏe: 20 – 30g Cà gai leo khô mỗi ngày.
- Trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh gan: Điều chỉnh liều lượng tùy trường hợp, có thể tăng đến 100g/ngày và kết hợp với các dược liệu khác như Giảo cổ lam, Diệp hạ châu, Mật nhân…
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả và biết chính xác liều lượng sử dụng Cà gai leo, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.
Lưu ý: Việc dùng Cà gai leo theo cách chế biến thông thường có thể cho hiệu quả không cao do dễ lẫn nhiều tạp chất, đồng thời hàm lượng hoạt chất cũng không đủ để phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan, cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại Cà gai leo kém chất lượng, có thể gây hại cho gan khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, hãy tham khảo các sản phẩm chứa chiết xuất Cà gai leo sạch, đảm bảo an toàn như trà Giải độc gan Tuệ Linh, viên uống Giải độc gan Tuệ Linh Plus.
Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin cần biết về cây cà gai leo. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về cây thuốc vô cùng quý giá này. Để được tư vấn chi tiết hơn về dược liệu này hoặc tìm hiểu thêm các sản phẩm chất lượng từ Cà gai leo Tuệ Linh, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1190 để được hỗ trợ nhanh nhất.