Với việc nhu cầu sử dụng cây Cà gai leo làm dược liệu đang ngày một tăng cao. Rất nhiều người dân đã quyệt định trồng cây dược liệu này để nâng cao giá trị kinh tế cho gia đình. Vậy bạn đã biết kỹ thuật trồng cây Cà gai leo để cho năng suất cao nhất chưa ? Hãy để Tuệ Linh chia sẻ kinh nghiệm khi trồng cây dược liệu này của chúng tôi.
Mục lục
Hiểu đặc tính sinh trưởng của cà gai leo
Trước đây, cây Cà gai leo đủ tiêu chuẩn làm thuốc thường được thu hoạch ở vùng ven biển Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận… những nơi đất thường có tỉ lệ cát tương đối lớn, thoát nước nhanh, 6 tháng trong năm nắng gắt kèm gió nóng, là điều kiện thuận lợi cho cà gai leo phát triển và cho hàm lượng dược liệu tốt nhất.
Ngoài ra, cây cà gai leo thường phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, thích hợp với các vùng nắng nhiều, đất pha cát, thoát nước nhanh, không ngập úng. Cây thường mọc tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các lùm bụi quanh làng. Cây ưu mọc chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng phát triển tốt, ra nhiều hoa quả, cho chất lượng cao.
Kỹ thuật trồng cây Cà gai leo cho năng suất cao
Kỹ thuật trồng trọt là yếu tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của Cà gai leo. Trong các tiêu chuẩn về trồng trọt dược liệu sạch hiện nay, GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) là tiêu chuẩn duy nhất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận, nhằm đảm bảo tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc sạch, an toàn, hiệu quả bền vững.
Những dược liệu đạt tiêu chuẩn này đã được kiểm định khắt khe về: đất trồng, nguồn nước, cây giống, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc, thu hái, cho đến chế biến dược liệu.
Để có được những cây Cà gai leo chất lượng, năng suất cao, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Vụ gieo trồng
Thời điểm gieo hạt và ươm mầm: Từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm.
Thời điểm trồng Cà gai leo ra vùng canh tác: Từ tháng 2 đến tháng 3 khi thời tiết mát mẻ, mưa nhiều (đầu xuân).
Thu hoạch Cà gai leo: Tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.
Lưu ý: Cà gai leo cần từ 5 đến 6 tháng để đạt hàm lượng dược tính cao.
Chọn đất và chuẩn bị đất
Cây Cà gai leo không kén đất và có thể sinh trưởng tốt trong nhiều vùng khí hậu nước ta, bao gồm cả vùng nắng nóng khắc nghiệt như miền Trung. Tuy nhiên, khi chọn đất trồng Cà gai leo cần lưu ý:
- Chọn khu vực đất tơi xốp, gần nguồn nước tưới, có đủ ánh sáng và độ ẩm phù hợp.
- Không nên trồng Cà gai leo ở những vùng trũng thấp, ngập nước.
Ngoài ra, trước khi trồng Cà gai leo, cần xới tơi đất, rạch rãnh và lên luống. Đồng thời bón lót cho đất trồng với tỷ lệ tham khảo: 200kg vôi bột, 3 tấn phân vi sinh, 10 tấn phân chuồng.
Chọn giống và nhân giống
Những cây Cà gai leo được chọn làm giống cần là cây thuần chủng với những đặc điểm như:
- Thân dây leo nhỏ
- Hoa màu trắng
- Quả chín màu đỏ
- Nước sắc từ những cây này có vị đắng nhẹ.
Ngoài ra, Cà gai leo phát triển nhanh và tái sinh bằng hạt nên khi chọn hạt làm giống, nên chọn những quả chín đỏ mọng. Sau khi thu hái, đem phơi khô đến khi vỏ quả nhăn lại, chuyển màu đen rồi mới tách hạt. Để tăng tỷ lệ nảy mầm, hãy ngâm hạt trong nước 40 độ C khoảng 15 phút và loại bỏ buồn bộ hạt lép nổi trên bề mặt.
Kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc
Để đạt năng suất tốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng, quy trình trồng và chăm sóc Cà gai leo cũng cần diễn ra một cách tỉ mỉ. Cụ thể:
Cách trồng: Khi những cây Cà gai leo cao khoảng 10 – 15cm, ta có thể chuyển chúng ra vùng canh tác với khoảng cách trồng từ 30 – 35cm/1 cây, khoảng cách hàng khoảng 0.8m. Ngay sau khi trồng, cần tưới nước kịp thời để giữ độ ẩm cho cây. Đặc biệt nếu trồng vào thời điểm ít mưa, nên tưới nước cho cây mỗi 3 ngày một lần vào buổi chiều hoặc tối.
Bón phân: Chỉ nên sử dụng phân chuồng và phân vi sinh, tránh dùng phân hóa học để không ảnh hưởng đến khả năng chống sâu bệnh của cây. Khi bắt đầu trồng, phân được trộn với đất. Khi cây được 2 tháng, tiến hành bón thúc để kích thích rễ phát triển, với lượng phân ít hơn và bón cách xa gốc cây để tránh gây tổn thương rễ.
Tưới nước: Sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt chạy dọc theo luống sẽ giúp nước thấm trực tiếp vào gốc cây, đảm bảo đúng liều lượng, tiết kiệm nước, và tránh tình trạng úng rễ.
Làm cỏ: Làm cỏ thủ công hoặc sử dụng các chế phẩm diệt cỏ sinh học, có độ an toàn cao. Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học để bảo đảm chất lượng dược liệu. Sau khoảng 1,5 tháng, khi tán cây đã phủ kín, cỏ dại sẽ bị hạn chế đáng kể. Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng màng phủ nilon đen vừa giúp duy trì độ ẩm, vừa ngăn ngừa cỏ dại phát triển.
Lưu ý: Nên xới gốc cây từ 2 – 3 lần mỗi năm để giúp đất thông thoáng và rễ phát triển tốt hơn.
Kỹ thuật thu hái Cà gai leo
Thu hoạch đúng thời điểm là yếu tố then chốt để có được những hoạt chất quý giá từ cây Cà gai leo với hàm lượng cao nhất. Thông thường, cây có thể có 2 vụ thu hoạch:
- Vụ sớm: Vào tháng thứ 5, khi tán cây phát triển mạnh, trùm kín luống và bắt đầu ra hoa, ta có thể tiến hành tỉa cành để thu hoạch trước một phần, giúp cây có đủ ánh sáng quang hợp và sinh trưởng tốt hơn.
- Vụ chính: Khoảng tháng 7 – 8, khi Cà gai leo chín đỏ ta có thể thu hoạch chính vụ. Khi thu hoạch, nên cắt toàn bộ thân cây, cách gốc khoảng 15 – 20cm để cây có thể tiếp tục phát triển cho vụ sau.
Cà gai leo sau khi thu hái có thể lọc bỏ những phần sâu bệnh, cắt thành từng khúc 3 – 5cm, phơi khô làm thuốc và bảo quản trong lọ kín, để nơi thoáng mát.
Thăm quan vùng trồng cà gai leo chuẩn GACP-WHO của Tuệ Linh
Để hiểu hơn về tiêu chuẩn và kết quả có được khi trồng cà gai leo. Chúng tôi mời bạn đọc thăm quan vùng trồng cà gai leo của Tuệ Linh tại Nghĩa Hành – Quảng Ngãi, với sản lượng 1.600 tấn nguyên liệu tươi/ năm.
Vùng trồng dược liệu này của chúng tôi nằm trên bãi đất tự nhiên rộng gẩn 15 ha thuộc Xã Mỹ Thành–Mỹ Đức – Hà Nội, những cây Cà gai leo tại đây được trồng theo một quy trình riêng biệt, tránh được những tác động tiêu cực từ các vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh.
Việc quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO đòi hỏi yêu cầu rất nghiêm ngặt mà không phải đơn vị nào cũng làm được. Công ty TNHH Tuệ Linh tự hào là một trong số ít các doanh nghiệp xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo lớn nhất đạt chuẩn GACP – WHO.
Vùng dược liệu Cà gai leo sạch đạt chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội
Để đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, cây Cà gai leo đã được kiểm định khắt khe ngay từ khâu lựa chọn giống. Cây mẹ đem đi nhân giống phải đảm bảo 100% là cây thuần chủng – đã được các chuyên gia định danh chính xác, tránh nhầm lẫn. Sau đó, chúng được đem nuôi trong nhà kính để không xảy ra tình trạng thụ phấn chéo với các giống cà khác.
Chia sẻ thêm về việc trồng cây Cà gai leo, anh Phạm Văn Chiến (kĩ sư vùng trồng Cà gai leo Tuệ Linh) cho biết: “Bên cạnh việc kiểm soát vô vùng chặt chẽ các khâu đất trồng, nguồn giống, quy trình chăm sóc, sự khác biệt lớn nhất ở đây là việc vùng trồng không dùng phân hoá học nhưng vẫn phải đảm bảo năng suất. Chúng tôi áp dụng phương pháp trồng luân canh cây đậu tương và dùng chính cây đậu tương làm phân.”
Với việc được chăm sóc kỹ càng, những cây Cà gai leo được Tuệ Linh vun trồng sẽ cho hàm lượng dược chất. Khi đưa vào sản xuất, kết quả định lượng tại Viện Dược Liệu Trung ương cho thấy: hàm lượng dược chất Glycoalkaloid trong các sản phẩm có sử dụng dược liệu Cà gai leo của Tuệ Linh đạt mức 0.75%, cao hơn 7 đến 8 lần so với hàm lượng dược chất quy chuẩn.
Giải độc gan Tuệ Linh Plus là một trong những sản phẩm sử dụng hoạt chất từ cây Cà gai leo đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Tóm lại:
Trên đây là bài viết chia sẻ về kỹ thuật trồng cây cà gai leo từ công ty Tuệ Linh. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho nhiều gia đình trong việc nâng cao chất lượng dược liệu khi cùng đi trồng dược liệu như chúng tôi. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày.