Cho đến nay người ta không còn quá xa lạ với những công dụng quý mà cà gai leo mang lại cho sức khỏe của lá gan. Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động là việc sử dụng cà gai leo của người dân hiện đa phần còn mang tính tự phát, cách nhận biết đúng loại cây, sự hiểu biết về thành phần hoạt chất của cây còn hạn chế, quy trình chế biến chưa đúng cách dẫn đến sử dụng không như mong muốn…
Cà gai leo – sử dụng tự ý có thể gây độc
Cà gai leo là một dược liệu thuộc họ cà, rất dễ nhầm lẫn với các cây cùng họ khác như cây Cà dại hoa trắng, Cà độc dược, cây solanum thorelli… Đặc biệt cây Solanum Thorelli rất giống cây cà gai leo về hình dạng, người dân lại chỉ có thể phân biệt được cây này và cây cà gai leo khi nhìn thấy hoa của 2 loại. Cà gai leo hoa có 4 cánh màu tím, thùy nhọn hình tam giác, còn hoa của loài Solanum thorelli có 5 cánh. Nhiều bệnh nhân không biết nên sử dụng nhầm cây nên không mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh như mong muốn. Nguy hiểm hơn nếu sử dụng nhầm sang cây cà độc dược thì còn có thể bị ngộ độc sau 1-3 ngày có dấu hiệu ngộ độc: người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… Ngoài ra, còn một giống cà gai leo khác, hình thái giống hệt cà gai leo hoa tím, chỉ khác là hoa trắng, thân trắng. Loại này thường cho tác dụng kém, hàm lượng dược chất ít. Các thầy lang, người buôn dược liệu không có tâm thường rất hay dùng loại này để trà trộn vào với cây cà gai leo hoa tím. Bằng mắt thường, không thể phân biệt hai loại khi đã phơi khô.
Cây cà gai leo chuẩn |
Cây cà dại |
Cây cà gai leo đã được các nhà khoa học Viện Dược liệu Trung ứng nghiên cứu và chứng minh cà gai leo quý giá nhất ở hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế sự sao chép của vi rút viêm gan, ngăn chặn sự tạo thành sợi collagen, từ đó ngăn ngừa viêm gan vi rút và xơ gan. Glycoalcaloid sẽ phát huy tác dụng hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng dưới dạng dịch chiết toàn phần. Ở dạng này, cà gai leo còn đặc biệt an toàn, có thể sử dụng lâu dài và không có tác dụng phụ. Chính vì vậy, với cách thức dân gian: sao vàng và sắc uống sẽ không thu được nhiều hoạt chất quý của cây, từ đó hiệu quả chữa bệnh cũng giảm. Để thu được hoạt chất Glycoalcaloid ở tỷ lệ cao nhất cần công nghệ sản xuất hiện đại và nguồn nguyên liệu cà gai leo phải chuẩn hóa, sạch, đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều loại cà gai leo được chào bán với hình thức và giá cả rất khác nhau, khiến người bệnh rất khó phân biệt đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Đơn cử như cà gai leo ở dạng dược liệu khô trước tiên cần đảm bảo dược liệu chuẩn là cà gai leo, khâu bảo quản đủ nhiệt độ và độ ẩm để tránh nấm mốc. Còn cà gai leo ở dạng cao chiết xuất thì cần sản xuất với công nghệ chiết xuất hiện đại để thu được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Có như vậy, cùng một lượng dùng nhưng cà gai leo được sản xuất chuẩn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. Điều đó cũng có thể thấy, với cách phơi khô rồi đóng túi thủ công như các cá nhân vẫn bán tự phát trên thị trường sẽ không dám chắc là cà gai leo chuẩn, không đủ đảm bảo dược chất, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người dùng. Chính vì vậy gười dùng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất bởi các công ty uy tín.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, người dùng tốt nhất nên sử dụng dạng viên nén, bởi viên nén dưới dạng cao chiết sẽ thu được hoàn toàn dược chất, ngoài ra viên nén còn rất tiện dụng, có hàm lượng rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được chứng thực bởi các công ty sản xuất.
Lựa chọn các chế phẩm từ cà gai leo uy tín, chất lượng
Sử dụng cà gai leo tốt nhất là phải có sự hướng dẫn, tư vấn của các nhà chuyên môn hoặc là lựa chọn những chế phẩm uy tín, đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá cao.
Để có được giống cà gai leo chuẩn sản xuất thành phẩm, Tuệ Linh đã đầu tư và nghiên cứu và tìm tòi cây giống khá bài bản và kỳ công. Gần 10 năm trước, nhóm kỹ sư của Tuệ Linh đã mất hơn 2 tháng lấy gần 10 mẫu Cà gai leo dọc miền Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị… để đưa về viện Dược liệu kiểm định về hình thái cây, hàm lượng dược chất trong cây và chỉ có 2/10 là giống cà gai leo chuẩn, cho hàm lượng dược liệu cao.
Khi đã có giống chuẩn, cần phải chọn được vùng thổ nhưỡng thích hợp để cây phát triển mạnh mẽ. Sau khi đi khảo sát, Tuệ Linh nhận thấy vùng Triệu Sơn – Thanh Hóa và Nghĩa Hành – Quảng Ngãi là nơi có thổ nhưỡng thích hợp nhất với cây cà gai leo. Đất thịt pha cát, khí gió nóng, nắng hanh giúp cây cà gai leo phát triển tốt và cho hàm lượng dược chất cao nhất vì vậy Tuệ Linh đã tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu cà gai leo tại những nơi này. Cho đến nay diện tích trồng cà gai leo của Tuệ Linh đã lên tới hơn 50ha và công ty đang tiếp tục mở rộng vùng trồng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Không chỉ coi trọng nguồn nguyên liệu đầu vào, Công ty TNHH Tuệ Linh còn luôn chú trọng đến công nghệ bào chế, sản xuất nhằm cho ra những chế phẩm đạt chất lượng cao. Đầu năm 2014 công trình nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo (Solanum hainanense)” tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, do GS.TSKH Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) trực tiếp tiến hành đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty TNHH Tuệ Linh. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về việc tìm kiếm hoạt chất tinh khiết và hoàn thiện quy trình chiết xuất để đạt hàm lượng hoạt chất cao từ cà gai leo, mang lại hiệu quả tốt hơn và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Theo báo : Nhân dân ngày 01/05/2016
Đọc thêm : Mô hình trồng Cà gai leo sạch mở ra hướng đi tiên phong cho dược liệu Việt