Cà gai leo là một trong ít dược liệu Việt được đầu tư bài bản từ nghiên cứu khoa học đến mở rộng thành vùng dược liệu sạch. Đây đang là hướng đi vô cùng đúng đắn và kịp thời để mở đường phát triển cho dược liệu Việt trong tương lai.
Từng đứng trước nguy cơ tận diệt
Cà gai leo vốn là loại cây mọc hoang tập trung chủ yếu tại các tỉnh ven biển miền Trung. Song ít ai biết được rằng loại cây phổ biến này đã từng đứng bên bờ vực tuyệt chủng tại Việt Nam vì nạn khai thác bừa bãi theo kiểu tận diệt. Tất cả đều bắt nguồn từ những công dụng siêu việt của Cà gai leo với sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe lá gan.
Theo phương thuốc cổ truyền, Cà gai leo có tính giải rượu cực mạnh, dùng để chữa nóng gan, gan yếu, mẩn ngứa, thanh lọc, giải độc cơ thể. Từ những kinh nghiệm dân gian truyền lại, các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng cho đến thời điểm hiện tại, Cà gai leo là dược liệu duy nhất mang lại tác dụng rất hiệu quả trong điều trị viêm gan virus, xơ gan, giúp hạ men gan, giải độc gan…
Và giống như “số phận” của các loại thảo dược quý khác như Sâm ngọc linh, Kê huyết đằng… được “thần thánh hóa” về công dụng mà vài năm trước, Cà gai leo đã trở thành cái tên được săn lùng ráo riết. Người dân ở những vùng như Quảng Ngãi, Quảng Trị rủ nhau lùng sục khắp núi rừng, làng xóm nhổ tận gốc rễ cây Cà gai leo bán cho thương lái khiến cây không thể tái sinh.
Điều đáng nói, trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu trị bệnh của người dân thì Cà gai leo lại được bán ồ ạt sang Trung Quốc sau đó lại nhập chính dược liệu này để phục vụ người tiêu dùng. Nghịch lý này dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Nó vừa gây ra nguy cơ xóa sổ trong thiên nhiên một loài thảo dược quý, vừa đẩy người tiêu dùng vào nguy cơ dùng phải dược liệu “bẩn”. Mà điển hình là Cà gai leo khô có thể bị trà trộn với loại cây cỏ khác bởi khi phơi khô sẽ không thể nào phân biệt được thật giả chỉ bằng mắt thường, hay Cà gai leo bị tẩm hóa chất bảo quản độc hại để không bị nấm mốc… Khi dùng dược liệu “bẩn”, chẳng những bệnh không hết mà dễ dẫn tới tiền mất tật mang. Tất cả những vấn đề này đã cản trở con đường phát triển của dược liệu Việt, làm xói mòn niềm tin của người dân vào cây Cà gai leo nói riêng và cây thuốc nam nói chung.
Xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch: Lợi đủ đường!
Nhận thấy tiềm năng lớn của Cà gai leo, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị tiên phong bảo tồn dược liệu Cà gai leo sạch. Cà gai leo không chỉ được bảo tồn đơn thuần mà còn là phát triển theo tiêu chuẩn dược liệu khắt khe của Tổ chức Y tế Thế giới. Chọn Cà gai leo làm dược liệu đi đầu mở đường trong việc bảo tồn các thảo dược quý tại Việt Nam là do nhu cầu bức thiết cần có một giải pháp cho các bệnh gan đang ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động, Cà gai leo lại là dược liệu duy nhất đến nay có thể làm âm tính viêm gan virus B, làm chậm xơ gan tiến triển rõ rệt. Đây cũng là loại cây dễ áp dụng những phương pháp bảo tồn khoa học, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Việc làm này vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, vừa “giải cứu” một dược liệu quý hiếm khỏi nguy cơ tận diệt, đồng thời chuẩn bị những bước đệm cho việc bảo tồn các thảo dược quý khác trong tương lai.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, các chuyên gia dược liệu của Tuệ Linh tiến hành lựa chọn từ nơi trồng, hạt giống, quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản rất bài bản và chuyên sâu. Cụ thể, từ năm 2010, các chuyên gia dược liệu của Tuệ Linh đã tiến hành khảo sát các tỉnh phía Bắc và miền Bắc Trung Bộ và đã chọn ra 2 vùng đất Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) và Triệu Sơn (Thanh Hóa). Nơi đây có thổ nhưỡng và khí hấu rất phù hợp với cây cà gai leo. Đất thịt pha cát, khí gió nóng, nắng hanh giúp cây cà gai leo phát triển tốt và cho hàm lượng dược chất cao nhất. Sau khi chọn được thổ nhưỡng phù hợp, Tuệ Linh bắt đầu xây dựng vùng trồng dược liệu
Cà gai leo quy mô rộng với sự chung tay ủng hộ của cả người dân địa phương.
Song song đầu tư xây dựng vùng dược liệu, khâu chọn giống cũng là khâu được đầu tư kĩ lưỡng nhất. Các chuyên gia Tuệ Linh đã lấy hạt Cà gai leo trong tự nhiên ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đem về nhân giống, sau đó đem đi kiểm định, xác định loài ở Viện Dược liệu Quốc gia cho kết quả giống chuẩn, thuẩn chủng, chưa bị lai tạp. Từ kết quả đó, Tuệ Linh đã tiến hành quy hoạch một vùng trồng lấy hạt giống riêng để cung cấp cho vùng dược liệu tại Nghĩa Hành và Triệu Sơn. Vùng trồng giống lấy hạt này cũng được thay thế liên tục 1-2 năm/lần để cho ra giống Cà gai leo khỏe mạnh, luôn chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất.
Với việc chủ động cung cấp cây giống, Công ty Tuệ Linh cũng chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, tận tình hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống hoàn toàn khép kín. Công đoạn chăm sóc với hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel vừa tiết kiệm nguồn nước, vừa giúp cây phát triển tốt mà không bị úng rễ. Các ruộng Cà gai leo được làm thành luống chuẩn từng số đo khoảng cách, có ni lông phủ luống để ngăn cỏ mọc. Khi cây bị bệnh sẽ dùng thuốc theo đúng chỉ định của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc thu hoạch cũng được căn chuẩn đúng thời gian, là lúc Cà gai leo bắt đầu ra hoa, đây là thời điểm Cà gai leo có hàm lượng hoạt chất đạt đỉnh. Sau khi thu hoạch, Cà gai leo sẽ được rửa sạch bằng bể rửa 3 ngăn, được phơi khô với hệ thống khu phơi lưới hiện đại, được bảo quản trong kho có máy điều chỉnh nhiệt độ và được kiểm tra hàm ẩm thường xuyên để không làm mất đi hàm lượng hoạt chất vốn có trong Cà gai leo cũng như đảm bảo dược liệu luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Với sự đầu tư bài bản như vậy, các vùng trồng Cà gai leo của Tuệ Linh nhiều năm qua đã cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm mang thương hiệu của Tuệ Linh, được hàng triệu người Việt tin dùng và nhận được nhiều giải thưởng uy tín về chất lượng sản phẩm: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng…
Chính những vùng trồng Cà gai leo sạch này đã và đang mở đường tiên phong cho việc trồng và bảo tồn các dược liệu quý khác như Giảo cổ lam, Sâm cau, Mật nhân… Cách làm này mang đến nhiều lợi ích thiết thực, vừa giúp người tiêu dùng thêm an tâm sử dụng cây thuốc Việt mà không lo dược liệu “bẩn”, vừa giúp bảo tồn các thảo dược quý, vừa mang lại công ăn việc làm cho hàng trăm người dân tại địa phương, giúp người dân biết quý trọng bảo tồn cây thuốc nam để hướng tới mục tiêu hội nhập với dược liệu thế giới.
Theo báo KH-ĐS ngày 10/09/2016
Đọc thêm: Vùng nguyên liệu sạch, chuẩn hóa