Suy thận mạn là quá trình suy giảm chức năng thận. Đây thường là biến chứng của một bệnh nghiêm trọng. Không giống như suy thận cấp, tình trạng xảy ra một cách nhanh chóng và bất ngờ, suy thận mạn diễn ra từ từ, trong vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm, thận dần dần ngừng làm việc và dẫn tới giai đoạn cuối. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.
Tại Mỹ, cứ 1000 người thì có một người đang phải điều trị bệnh thận giai đoạn cuối và hơn 19 triệu người trưởng thành đang sống chung với một số loại suy thận. Bài viết này sẽ đề cập tới nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị suy thận.
Thận của chúng ta đảm nhiệm 3 vai trò chính
- Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể,
- Kích thích sản xuất và kiểm soát các chức năng khác của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa huyết áp và sản xuất các tế bào máu đỏ
- Quy định mức độ khoáng chất hoặc chất điện giải (ví dụ, natri, canxi, và kali) và chất lỏng trong cơ thể
Thận hoàn toàn có thể hoạt động bình thường với chỉ một bên thận. Tuy nhiên, khi cả hai thận đều bị suy yếu, thận đóng cửa và không còn khả năng có thể lọc chất thải, nước dư thừa ra khỏi máu. Kết quả là, chất độc bắt đầu hình thành trong máu và gây ra các biến chứng khác nhau và ảnh hưởng đến hệ thống các cơ quan trong cơ thể.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).
Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.
Nguyên nhân phổ biến khác của suy thận mạn bao gồm:
- Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
- Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
- Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ
- Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận
- Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh
- Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận
Triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn
Suy thận mãn tính có thể xuất hiện từ nhiều năm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân thường xuyên. Nếu không theo dõi thường xuyên, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng như mệt mỏi có thể đã xảy ra trong một thời gian, nhưng có thể đến rất từ từ mà bệnh nhân không dễ dàng nhận thấy được
Một số dấu hiệu của suy thận mạn là rõ ràng hơn đó là:
- Tăng tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm
- Giảm đi tiểu
- Xuất hiện máu trong nước tiểu (hiếm gặp)
- nước tiểu đục hoặc màu trà
Các triệu chứng khác không được rõ ràng, nhưng có thể cũng là kết quả trực tiếp của tình trạng thận không có khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể như: Sưng húp hai bên mắt, phù nề tay, chân, huyết áp cao, mệt mỏi , khó thở , mất cảm giác ngon miệng , buồn nôn và nôn (đây là một triệu chứng phổ biến) , khát , hôi miệng hoặc hơi thở, giảm cân, ngứa, co giật cơ hoặc chuột rút, da màu vàng nâu. Khi suy thận trở nên tồi tệ và các độc tố tiếp tục hình thành trong cơ thể, có thể xảy ra co giật và rối loạn tâm thần.
Biến chứng
Một số các biến chứng có thể bao gồm: Thiếu máu , huyết áp cao (tăng huyết áp) , tăng nguy cơ chảy máu , nguy cơ lây nhiễm , phù nề, mất nước, tăng nồng độ kali trong máu, tăng mức độ canxi, phosphat trong máu, xương giòn, suy dinh dưỡng, co giật.
Bệnh thận thường không gây đau nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra. Sỏi thận trong niệu quản (ống dẫn từ thận đến bàng quang) có thể gây ra đau co thắt nặng, lây lan từ thắt lưng vào háng.
Điều trị
Suy thận mạn ở giai đoạn cuối xảy ra khi quả thận đang làm việc ở mức dưới 10% công suất so với công suất vốn có của nó. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận để có thể tiếp tục sống.
Thu Cúc