Suy thận mạn là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo đủ các nhiệm vụ chính của mình gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Trường hợp xảy ra đột ngột thì được gọi là suy thận cấp còn diễn biến từ từ, kéo dài và lặp đi lặp lại được gọi là suy thận mạn.
Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?
Thận có hình hạt đậu, dài 12 cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g. Mỗi người có hai thận, có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… đe dọa sự sống.
Hiểu hơn về suy thận mạn
Chức năng lọc của thận do các cầu thận đảm nhận. Bình thường, có khoảng 1200 ml máu chảy qua hai thận của chúng ta, tương ứng có 125ml huyết tương được lọc qua cầu thận. Trong 1 ngày đêm, tại hai thận, có khỏang 180 lít dịch được lọc.
Máu sau khi đi qua các cầu thận, sẽ được các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle ) chắt lọc, hấp thu và đào thải. Sau quá trình tái hấp thu và đào thải, chỉ có một lượng nhỏ ( 1-1,5 lít) nước tiểu. Lúc này, thành phần cơ bản của nước tiểu bao gồm Na + , Cl – , Ca 2+ , NH 4 + , Mg 2+ , PO 4 3- , SO 4 2- …,ure, creatinin, acid uric, acid amin. Những thành phần này, không cần thiết, quá nhiều hoặc độc cho cơ thể, được đào thải ra nước tiểu.
Khi chức năng của các cầu thận suy giảm, giảm khả năng lọc máu, mức lọc cầu thận giảm xuống mức bình thường hoặc vấn đề xảy ra ở các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle) đồng nghĩa với thận giảm chức năng. Vấn đề suy giảm chức năng, không được điều trị cẩn thận, kéo dài dai dẳng, dẫn tới suy thận mạn tính.
Nguyên nhân gây suy thận mạn?
Suy thận mạn là hậu quả của nhiều bệnh có liên quan với thận. Đầu tiên phải kể đến là viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thận …tiếp đó là tăng huyết áp và đái tháo đường. Liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ đồng thời gây nên bệnh thấp tim, viêm cầu thận cấp ở trẻ. Ăn mặn, hút thuốc, béo phì, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
Triệu chứng của suy thận mạn
Suy thận mạn là hiện tượng suy giảm chức năng của cầu thận, ống thận chậm dần dần theo thời gian. Khác với suy thận cấp, phù nhiều, nước tiểu ít rõ rệt, ở suy thận mạn, các triệu chứng lại kín đáo hơn, khó phát hiện. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thường xuyên, chủ yếu vào ban đêm. Da dễ bầm tím. Phù kín đáo, phù khó nhận biết. Chỉ khi đến giai đoạn cuối, mới thấy phù rõ rệt. Huyết áp cũng tăng dần lên ở ngưỡng cao. Thấy lượng đường, protein, hồng cầu, bạch cầu cao trong nước tiểu. Thiếu máu, máu khó đông do giảm tiểu cầu. Giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không còn sức nữa. Phù ngày càng tăng, ăn nhạt tương đối, rồi ăn nhạt tuyệt đối cũng không có hiệu quả đáng kể trong việc giảm phù.
Ngoài chức năng lọc máu, thận còn có chức năng nội tiết. Thận bài tiết các hoocmon tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sinh sản hồng cầu, góp phần chuyển hóa Calci, Phospho trong cơ thể. Người suy thận mãn dễ bị gãy xương, gãy xương lâu liền, rối loạn testosterol, giảm sinh lý tình dục, ít tinh trùng, vô sinh…..
Giai đoạn |
Hệ số thanh thải creatinin nội sinh ( ml/phút) |
Nồng độ creatinin trong máu |
Điều trị |
|
(Mg/dl) |
(Mmol/l) |
|||
I |
60 – 40 |
Bảo tồn |
||
II |
40 – 20 |
1.5 – 3.5 |
130-300 |
Bảo tồn |
IIIa |
20 – 10 |
3.5 – 6 |
300-500 |
Bảo tồn |
IIIb |
10 – 5 |
6 – 10 |
500 -900 |
Lọc máu |
IV |
>10 |
>900 |
Lọc máu bắt buộc |
Suy thận mãn tính chia ra 5 cấp độ. Độ I, II, III a, III b, IV. Sống chung với bệnh, nếu không có chế độ điều trị tích cực, suy thận mãn chuyển từ độ I sang độ II, III và IV rất nhanh chóng. Giai đoạn IV, người bệnh cần được chạy thận nhân tạo, bởi thận lúc này không còn khả năng đảm nhận vai trò của nó nữa.
Điều trị suy thận mãn
Điều trị triệu chứng, khắc phục các vấn đề phù, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, ….. Cải thiện chức năng cầu thận bằng thuốc, bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc là những phương pháp mà người ta được áp dụng khi phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không còn giúp ích cho bệnh nhân được nữa. Phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Thay thận là một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Chế độ ăn nhiều muối, sử dụng nhiều thuốc làm tăng gánh nặng cho thận, viêm đường tiết niệu cũng là con đường dẫn đến viêm cầu thận, suy thận. Điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, để có thận khỏe mạnh.
Khi mới có dấu hiệu của thận “ không khỏe”, một số bài thuốc nam rất có hữu hiệu cải thiện tình hình của bệnh.
Uống nhiều nước là một cách đơn giản nhất, tốt nhất cho thận.
Nguồn : Nguyễn Huyền (Tổng hợp)