Bị mề đay mẩn ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp ở người có chức năng gan kém. Vậy nếu bạn là những người bị mề đay mẩn ngứa và xác định là do gan kém thì phải làm sao? Tất cả câu trả lời sẽ được Tuệ Linh trả lời ngay sau đây!
Mục lục
Tại sao gan kém lại gây mề đay mẩn ngứa?
Mề đay mẩn ngứa là hiện tượng nổi mẩn trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt này thường có ranh giới rõ ràng, mọc thành từng vùng hoặc lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chức năng gan kém. Theo đó, gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và phân giải độc tố, giúp loại bỏ chúng ra bên ngoài cơ thể. Nếu các tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan sẽ dần suy yếu, không thể tự đào thải độc tố trong cơ thể mà mà chuyển một phần ra ngoài ở phần da người, dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.
Gan kém nổi mề đay mẩn ngứa do đâu?
Có nhiều nguyên nhân có thể tác động đến khả năng hoạt động của gan, khiến chúng trở nên suy yếu, phổ biến gồm:
Các bệnh lý về gan: Các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… đều khiến các tế bào gan bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động, thanh lọc và đào thải độc tố của gan, dẫn đến tình trạng nổi mề đay.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Thường xuyên ăn các món ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ cũng có thể tạo áp lực cho gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, làm chức năng gan suy giảm.
Thói quen sử dụng rượu bia: Rượu bia khi được chuyển hóa trong gan sẽ tạo ra acetaldehyde, một chất có khả năng đầu độc tế bào gan, dẫn đến các vấn đề như xơ hóa và suy giảm chức năng gan. Đồng thời, chúng cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo trong gan, gây tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan… Rượu bia còn được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Yếu tố môi trường: Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và các hóa chất độc hại có thể làm gan bị quá tải trong việc phân giải và đào thải độc tố. Lâu dần, chức năng gan sẽ suy yếu, làm xuất hiện tình trạng mề đay mẩn ngứa.
Thường xuyên thức khuya: Ban đêm là thời điểm độc tố được đào thải ra ngoài cơ thể, đồng thời khoảng thời gian từ 23h – 1 giờ sáng là thời điểm gan tái tạo hiệu quả nhất, việc thức khuya sẽ vô tình khiến gan làm việc nhiều hơn, dẫn đến những tổn thương không đáng có và khiến chức năng gan dần suy giảm.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, mất ngủ… cũng có thể khiến khả năng lọc và đào thải độc tố của gan bị suy yếu, góp phần thúc đẩy khởi phát mề đay, mẩn ngứa.
Triệu chứng mề đay mẩn ngứa do gan kém
Khi bị mề đay mẩn ngứa do gan kém, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
Xuất hiện nốt mẩn đỏ, lan thành mảng rộng: Ban đầu, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện những mảng đỏ hoặc hồng với các nốt nhỏ li ti, sau đó chúng có thể lan rộng sang vùng da xung quanh, thậm chí là toàn thân.
Ngứa râm ran đến dữ dội, càng gãi càng ngứa: Người bệnh dần cảm thấy ngứa ở một vùng da nhỏ. Sau đó, cảm giác ngứa ngáy sẽ gia tăng, càng gãi càng thấy ngứa, vô cùng khó chịu.
Nổi mề đay, sẩn cục: Trên da của người bệnh có thể xuất hiện các nốt sẩn cục với kích thước khác nhau, có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh giống như nốt muỗi đốt, khi sờ vào có cảm giác dày và chắc. Các nốt này cũng xuất hiện thành từng mảng và có xu hướng lan rộng.
Ngoài ra, các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do gan kém còn có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt
- Chán ăn, ăn uống kém, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu
- Đau tức hạ sườn phải
- Vàng da, vàng mắt
- Nước tiểu sậm màu
- Chảy máu chân răng
- Trên da dễ xuất hiện các mảng bầm tím…
Bị mề đay mẩn ngứa do gan kém phải làm sao?
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa do gan kém, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
Chăm sóc làm giảm triệu chứng
Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm ngứa và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. Cụ thể:
- Tắm nước mát để giúp làm dịu da, giảm tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Mặc quần áo chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh những trang phục bó sát hoặc chất liệu thô ráp, nóng bí… bởi chúng có thể khiến da tổn thương thêm.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng như xà phòng, hóa chất, lông động vật, bụi bẩn và những thực phẩm bản thân người bệnh bị dị ứng.
- Cắt ngắn móng tay, không gãi cào vùng da bị mề đay mẩn ngứa, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng có thể tác động đến sức khỏe gan, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa do gan kém. Một số gợi ý cho người bệnh bao gồm:
- Ưu tiên thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời nấu chín kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ, giúp tăng khả năng giải độc gan và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy đào thải các chất cặn bã hiệu quả hơn.
- Bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm mát gan như râu ngô, rau má, mướp đắng, diếp cá, actiso…
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường và chất béo bão hòa như thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nội tạng động vật…
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời góp phần đảm bảo độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng kích ứng.
Thay đổi lối sống để cải thiện chức năng gan
Lối sống khoa học lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
- Không sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích…
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái nhiều nhất có thể, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tạo thêm áp lực cho gan.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, nên đi ngủ trước 23h, hạn chế thức khuya, tạo điều kiện cho quá trình phục hồi tổn thương gan.
- Kết hợp tạo lập và duy trì thói quen vận động, tập thể dục đều đặn để cải thiện thể chất, nâng cao sức đề kháng và giúp gan hoạt động hiệu quả hơn…
Lưu ý: Với các trường hợp mề đay mẩn ngứa do gan kém, đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà mà không hiệu quả hoặc có liên quan đến các bệnh lý về gan, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị đúng cách. Đồng thời cần lưu ý:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.
- Các trường hợp có bệnh lý nền cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ phù hợp nhất.
- Tuân thủ tái khám đúng lịch hẹn và duy trì thăm khám định kỳ để được theo dõi sát sao tình trạng bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị trong trường hợp cần thiết, đảm bảo sức khỏe.
☛ Đọc thêm: Cách điều trị mẩn ngứa ở người bệnh gan
Kết luận:
Khi bị mề đay mẩn ngứa do gan kém, người bệnh không nên quá lo lắng mà có thể thực hiện một số gợi ý của chúng tôi tại bài viết này. Việc nổi mề đay mản ngứa sẽ thuyên giảm nếu giảm được áp lực đến lá gan của bạn. Để được đánh giá và có một biện pháp toàn diện hơn thì người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ tại những cơ sở y tế có chuyên khoa.