Bênh viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng của toàn thân có biều hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.
Nguyên nhân
– Dị nguyên gây bệnh bao gồm: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm; một số thức ăn như dâu, dứa, tôm cua, cá; một số thuốc như aspirin, quinin; hoặc vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn coli…
Triệu chứng
– Hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi kéo dài, thường kèm theo bội nhiễm
Phân loại: có hai loại
Viêm mũi dị ứng do phấn hoa: triệu chứng rõ rệt, phát hiện dễ dàng, điều trị có hiệu quả. Bệnh gặp ở người thành thị, xuất hiện vào thời kỳ đầu của mùa hoa.
- Triệu chứng : hắt hơi từng cơn dài, trong nhiều giờ, nước mũi trong, nhiều, ướt đẫm mùi xoa, nhưng không gây hoen ố; ngạt mũi, có cảm giác ngứa khó chịu; nhức đầu, đôi khi cảm giác căng ở vùng xoang mặt.
- Cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng, mắt đỏ, nước mắt ràn dụa, bệnh nhân sợ ánh sáng nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
- Cơn xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi. Các triệu chứng nặng thêm khi bệnh nhân đi ra ngoài, dạo phố hoặc về nông thôn và người bệnh thấy dễ chịu khi đóng cửa trong nhà hoặc khi trời mưa. Viêm mũi này ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: rất thường gặp.
- Sổ mũi thường xuất hiện khi thức dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi. Thời gian đầu nước mũi trong, sau đó đặc lại thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt, có khi viêm loét vùng tiền đình mũi;
- Hắt hơi xuất hiện trước sổ mũi, hắt hơi hàng tràng, trường hợp nặng hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày, gây mệt mỏi, giảm trí nhớ;
- Ngạt mũi thay đổi tùy từng thời gian, thời tiết và theo mùa, mũi tắc không đều nhau, phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản.
- Ngoài ra còn xuất hiện cảm giác ngứa trong mũi, đau thắt ở gốc mũi, có tiết dịch ứ đọng trong vòm họng làm bệnh nhân luôn phải khạc nhổ.
- Thăm khám niêm mạc mũi: phù nề, nhợt nhạt, phủ dịch nhày loãng, hoặc mủ đặc trắng, vàng, xanh khi có bội nhiễm, ngoài cơn niêm mạc bình thường, không có thay đổi gì đáng kể. Có thể có polip to nhẵn không chảy máu
Điều trị
Tại chỗ: giải quyết nề niêm mạc, sung huyết, xuất tiết, nhiễm trùng ở mũi, xoang. Chọc rửa xoang để chẩn đoán và điều trị
Toàn thân: dùng kháng histamin: phenergan( promethazine) 25mgx2-6viên/ngày; hismanal (astemizole): người lớn 10mgx1viên/ngày, trẻ em trên 2 tuổi 2mg (1ml siro)10kg cân nặng/ngày hoặc một số thuốc chống dị ứng khác như terfenadin, primalan…
– Kháng sinh kết hợp với corticoid nếu có bội nhiễm
Điều trị đặc hiệu: giải mẫn cảm
Phòng bệnh: khó, chủ yếu là bảo vệ môi trường sống, tránh các yếu tố tác động của dị nguyên. Người có bệnh dị ứng cần sống ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Bệnh có tính chất di truyền nên nam nữ có cơ địa dị ứng không nên lấy nhau.