Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là thuật ngữ chung chỉ một nhóm bệnh phổi mạn tính gây tắc nghẽn đường thở trong phổi. COPD thường được dùng để chỉ tình trạng tắc nghẽn do viêm phế quản mạn, khí phế thũng và viêm phế quản do hen.
Triệu chứng
COPD thường khởi đầu thầm lặng. Bệnh nhân có thể không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng gì cho đến khi phổi bị tổn thương đáng kể. Nhưng một khi đã xuất hiện thì triệu chứng thường nặng dần theo thời gian. Các triệu chứng COPD có thể gồm:
- Ho dai dẳng
- Tăng tiết đờm dãi
- Khó thở, nhất là khi hoạt động thể lực
- Thờ khò khè
- Tức ngực
- Nhiễm trùng hô hấp thường xuyên
Nguyên nhân
- Khí phế thũng. Đây là bệnh gây viêm thành phế nang, phá huỷ thành phế nang và các sợi chun, khiến các tiểu phế quản bị xẹp xuống khi thở ra và làm giảm lượng khí lưu thông trong phổi.
- Viêm phế quản mạn tính gây viêm và chít hẹp phế quản và tiểu phế quản, tăng tiết đờm khiến phế quản bị bít tắc.
Khói thuốc lá và các chất kích ứng khác. Ở đại đa số các trường hợp, tổn thương phổi dẫn tới COPD là do hút thuốc lá lâu nagỳ gây ra. Nhưng nhiều chất kích ức khác cũng có thể gây COP như ô nhiễm không khí và khói bụi nghề nghiệp.
Xét nghiệm và chẩn đoán
- Xét nghiệm chức năng phổi. Đo phế dung có thể phát hiện COPD trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Xét nghiệm này cũng thường được dùng để theo dõi tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị.
- Chụp X quang phổi để phát hiện khí phế thũng – một trong những nguyên nhân chính gây COPD cũng như loại trừ các bệnh khác ở phổi hoặc suy tim.
- Phân tích khí máu động mạch. Xét nghiệm máy này đánh giá lượng oxy được phổi đưa vào máu và lượng khí cacbonic thải ra.
- Xét nghiệm đờm. Phân tích các tế bào trong đờm giúp xác định nguyên nhân và loại trừ một số dạng ung thư phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp Ct có thể giúp phát hiện khí phế thũng và xác định những bệnh nhân có thể phẫu thuật
Điều trị
Bỏ thuốc lá là bước đầu tiên cơ bản trong kết hoạch điều trị COPD và là cách duy nhất để giữ cho bệnh không nặng thêm.
Điều trị nội khoa
- Thuốc giãn phế quản có tác dụng giãn cơ ở phế quản, làm giảm ho và khó thở. Tùy theo mức độ bệnh, có thể dùng thuốc giản phế quản tác dụng gnắn trước khi hoạt động, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài dùng hằng ngày hoặc cả hai.
- Steroid dạng hít làm giảm viêm đường hô hấp và giảm khó thở. Song dùng thuốc kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như loãng xương, tăng huyết áp, đục thuỷ tinh thể và tiểu đường.
- Kháng sinh chống bội nhiễm.
Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật giảm thể tích phổi.
- Ghép phổi.