ộng kinh là một rối loạn phá vỡ quá trình truyền tín hiệu điện trong não. Bệnh thường gây ra những cơn co giật và mất ý thức. Tuy nhiên triệu chứng bệnh có thể rất khác nhau.
Dấu hiệu và triệu chứng
Cơn động kinh cục bộ
Cơn động kinh cục bộ đơn giản: không gây mất ý thức. Chúng có thể thay đổi cảm xúc hoặc thay đổi cách nhìn, ngửI, cảm giác, nếm hoặc nghe.
Cơn động kinh cục bộ phức tạp. Những cơn này làm thay đổI ý thức, khiến bệnh nhân bị mất ý thức trong một thờI gian. Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường gây ra cái nhìn chằm chằm và những cử động không có mục đích, như bẻ tay, liếm môi, nói lảm nhảm hoặc nuốt khan.
Cơn động kinh toàn thể
Cơn vắng ý thức (động kinh cơn nhỏ), đặc trưng bởi cái nhìn chằm chằm, những cử động khó nhận thấy và mất ý thức thoáng qua.
Cơn động kinh cơ. Thường biểu hiện như những động tác giật cục đột ngột ở cánh tay và chân.
Cơn động kinh mất trương lực, khiến bệnh nhân đột ngột ngã quị
Động kinh cơn lớn, là dạng nặng nhất, đặc trưng bởi mất ý thức, co cứng và co giật toàn thân, đôi khi bệnh nhân cắn phải lưỡi hoặc tiểu tiện không tự chủ.
Nguyên nhân
Nhiều thể động kinh có liên quan đến khuyết tật ở gen điều khiển cách truyền thông tin giữa các tế bào não, nhưng chỉ có một vài thể hiếm gặp là phát sinh từ những khuyết tật gen đặc thù. Mặc dù một số thể bệnh động kinh có tính chất gia đình, song di truyền chỉ đóng một phần vai trò gây bệnh – có lẽ thông qua việc khiến ngườI bệnh mẫn cảm hơn với các yếu tố gây bệnh trong môi trường..
Trong nhiều trường hợp, động kinh có thể bắt nguồn từ một tai nạn, bệnh hoặc chấn thương – như đột quị – khiến não bị tổn thương hoặc thiếu oxi. Trong một số ít trường hợp, động kinh có thể có nguyên nhân là khốI u trong não. Tuy nhiên, khoảng ½ số bệnh nhân không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Xét nghiệm và chẩn đoán
- Mô tả chi tiết cơn động kinh. Do người bệnh có thể không nhớ được những gì xảy ra, nên thầy thuốc sẽ cần nghe lời kể của những người đã chứng kiến cơn động kinh.
- Khám thần kinh kiểm tra phản xạ, trương lực cơ, cơ lực, cảm giác, dáng đi, tư thế, phốI hợp động tác và thăng bằng, cũng như một số câu hỏi để kiểm tra khả năng tư duy, nhận thức và trí nhớ.
- Xét nghiệm máu để loại trừ những nguyên nhân có thể gây cơn co giật như nhiễm trùng, ngộ độc chì, thiếu máu hoặc tiểu đường.
- Các xét nghiệm hình ảnh để phát hiện bất thường trong não: điện não đồ, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát positron (PET), chụp cắt lớp vi tính phát photon đơn (SPECT).
Điều trị
- Thuốc chống động kinh.
- Phẫu thuật cắt bỏ vùng não gây ra cơn động kinh.
- Kích thích dây phế vị
- Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt giàu chất béo, protein và ít carbonhydrat để giảm sản sinh xêtôn trong cơ thể.