Với viêm gan siêu vi B , tiêm phòng vaccin được coi là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Thực tế cho thấy việc tiêm phòng viêm gan B sau nhiều năm thực hiện đã làm giảm thiểu số người bị viêm gan B đáng kể. Tại Singapore, sau 8 năm thực hiện tiêm chủng phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm 18 lần. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp 1 số lưu ý khi bạn muốn đi tiêm phòng viêm gan B.
Khi nào nên bắt đầu tiêm phòng cho trẻ sơ sinh?
Vaccin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vaccin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.
Hiệu quả của các mũi tiêm vaccin kết hợp ra sao ?
Hiện nay, y học đã phát minh ra một số loại vaccin dạng kết hợp “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1” nhằm đơn giản hoá việc chích ngừa và đem lại tiện lợi như giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm chi phí đi lại và ngày công, giảm chi phí quản lý y tế… Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng khi chích vaccin kết hợp, khả năng tạo kháng thể bảo vệ cơ thể vẫn tương đương như khi tiêm riêng rẽ từng loại vaccin, đồng thời các vaccin này vẫn đảm bảo tính an toàn cao.
Trường hợp nào không được chích vaccin?
Vaccin VGB là vaccin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉ định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trọng lượng sau sinh
Tuy nhiên đối với người lớn, bạn nên đi xét nghiệm viêm gan B trước, nếu bạn đã mắc bệnh thì nên tập trung theo dõi và điều trị không cần tiêm chủng. Xem tiếp: Điều trị viêm gan B
Nếu đã chích ngừa Viêm gan B, liệu có được bảo vệ 100%?
Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm, người ta phải chích nhắc lại một mũi. Nhưng ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh VGB cao như Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus B, xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt được hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…
Phác đồ tiêm phòng ở trẻ sơ sinh
- Mũi 1: Sơ sinh
- Mũi 2: tròn 2 tháng (tiêm vào mũi 6:1)
- Mũi 3: tròn 3 tháng (tiêm vào mũi 6:1)
- Mũi 4: tròn 18 tháng (tiêm vào mũi 6:1)