Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều. Cũng có thể do dùng thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra. Còn dị ứng mãn tính, thường vì gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều…
Một vài phương thuốc
Những người hay bị dị ứng ngoài da, có thể dùng các món ăn bài thuốc dưới đây để chữa trị: – Dùng 100g lá hoa đỗ quyên còn tươi rửa sạch đem sắc (nấu) lấy nước dùng (uống) và rửa bên ngoài. – Đậu xanh, đậu tương (mỗi loại cùng 100g) đem nghiền nhỏ, rồi cho cùng nước vào nồi nấu chín, cho đường vào để dùng hết trong ngày.
“Đậu xanh – Ảnh: Đ.N.Thạch – Vỏ bí đao (khoảng 20g), hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g và một ít mật vừa dùng. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, đổ nước vào nấu để lấy nước, rồi cho mật vào. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt, phòng chữa dị ứng ngoài da. – 150g lá hẹ, 50g lá hành, rượu trắng 30 ml, đem cả 3 nấu với nước, chia làm hai lần dùng trong ngày.
“lá hẹ – Ảnh: Minh Khôi
“Hành lá – Ảnh: K.Vy
– Thân cây đu đủ 30g, đem nấu lấy nước dùng trong ngày. – Dùng 10g hoa quế nấu lấy nước uống. – Lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ. Lấy lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột nhỏ, rồi trộn cùng với mật cá trắm đen, sau đó trộn đều với cây cải dầu đắp lên vùng da bị dị ứng. – Vỏ táo chua, vỏ nhãn (lượng bằng nhau) đem sắc lấy nước rửa chỗ da bị dị ứng. – Dùng lá trà (chè), vỏ cam, cam thảo, nấu lấy nước để rửa vùng da bị dị ứng.
Theo Lương y Quốc Trung // Thanhnien Online