Viêm phế quản mạn có thể xảy ra do viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Bên cạnh các phương pháp điều trị cơ bản (điều trị bằng thuốc) người bệnh có thể kết hợp với những thay đổi lối sống giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh viêm phế quản mạn (Có thể áp dụng chung cho các trường hợp viêm phế quản).
Người bệnh viêm phế quản mãn không nên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
Những thay đổi lối sống
- Giữ độ ẩm không khí trong phòng hoặc nơi làm việc.Giữ không khí ấm áp, độ ẩm không khí giúp giảm ho và làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp. Bạn có thể sử dụng các máy tạo độ ẩm trong phòng tuy nhiên hãy làm sạch độ ẩm trước khi sử dụng để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong ngăn chứa nước.
- Sử dụng toa thuốc. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau khi bệnh nhân bị sốt.
- Dùng khẩu trang khi phải đi ra ngoài trong trời lạnh.
- Hãy thử thở mím môi. Người bệnh viêm phế quản mạn thường thở khá nhanh. Thở mím môi giúp làm chậm hơi thở, và có thể làm cảm thấy tốt hơn. Hãy hít thở sâu sau đó từ từ thở ra qua miệng trong khi mím môi. Lặp lại kỹ thuật này làm tăng áp suất không khí trong đường hô hấp.
- Thử dùng một số thảo dược. Một số người thường sử dụng thảo dược trong quá trình điều trị viêm phế quản mãn tính vì thảo dược ít gây tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng thảo dược chiết xuất từ tỏi tía, húng chanh (Ezibo Tuệ Linh) để giảm ho trong viêm phế quản.
Phòng ngừa nguy cơ tái phát viêm phế quản
Đặc biệt là trong mùa lạnh, viêm phế quản rất có nguy cơ tái phát. Nếu kết hợp với ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá có thể làm khả năng tái phát cao hơn. Dưới đây là một số biện pháp giảm nguy cơ viêm phế quản mà người bệnh nên lưu ý.
- Không nên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm phế quản mãn tính và bệnh khí thũng.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc cúm để tránh sự tấn công của vi rút dẫn đến viêm phế quản, tránh đám đông trong mùa cúm.
- Có thể chủng ngừa cúm hàng năm bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm, do đó có thể giảm nguy cơ viêm phế quản.
- Hỏi bác sỹ về mũi tiêm phòng viêm phổi. Với các trường hợp người bệnh lớn tuổi, hoặc có các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, bệnh tim và bệnh khí thũng, hãy xem xét việc có mũi tiêm phòng viêm phổi.
- Rửa tay hoặc sử dụng thuốc rửa tay thường xuyên. Để giảm nguy cơ bị nhiễm siêu vi, rửa tay thường xuyên và có thói quen sử dụng thuốc rửa tay và không chạm vào bên trong mũi hay chà mắt.
- Đeo khẩu trang. Nếu phải tiêu tốn rất nhiều thời gian gần những người khác, những người đang ho và hắt hơi, là một ý tưởng tốt để mang khẩu trang che miệng và mũi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bảo Ngọc