Hiện tượng mẩn ngứa nổi mề đay diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên, chúng lại rất dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng khác. Trong bài viết dưới đây, Tuệ Linh sẽ tổng hợp hình ảnh người bị mẩn ngứa nổi mề đay để giúp bạn có thể nhận biết nhanh chóng và chính xác hơn.
Mục lục
Sơ lược về tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay
Mề đay hay mày đay là tình trạng da nổi sần thành từng mảng, có xu hướng lan rộng và kèm theo ngứa ngáy. Chúng xảy ra do phản ứng của các niêm mạc và mao mạch dưới da khi gặp phải các tác nhân dị ứng.
Cụ thể, khi các yếu tố dị nguyên xâm nhập và tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được được kích hoạt để giải phóng một loạt các chất chống lại chúng, bao gồm histamin. Lượng histamin tăng cao sẽ hình thành các phản ứng như sưng tấy, nổi mề đay, mẩn ngứa…
Tình trạng mề đay mẩn ngứa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Cụ thể:
- Dị ứng: Thực phẩm, hóa chất, côn trùng, lông động vật, khói bụi, phấn hoa…
- Bệnh lý: lupus ban đỏ, tuyến giáp tự miễn, suy giảm chức năng gan…
- Tác nhân vật lý: chà xát da, vận động mạnh với cường độ cao…
- Các nguyên nhân khác: stress, thay đổi nhiệt độ đột ngột, di truyền…
Mề đay có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng mặt, lưng, ngực, tay và chân.
☛ Xem chi tiết: Những điều cần biết về mề đay mẩn ngứa
Hình ảnh mẩn ngứa nổi mề đay theo từng vị trí
Mề đay ở mặt
Các nốt mề đay ở mặt rất dễ nhận thấy, ngoài cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chúng cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.
Mề đay ở lưng
Các nốt mề đay có thể lan rộng ra toàn bộ vùng lưng:
Càng gãi người bệnh sẽ càng thấy ngứa.
Mề đay ở bụng
Tương tự như các vị trí khác, các nốt sẩn mề đay ở bụng cũng xuất hiện với nhiều kích thước khác nhau và có thể lan rộng thành từng mảng lớn, có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh.
Mề đay ở tay
Mề đay cũng thường xuất hiện ở cánh tay và lan rộng đến cả bàn tay, ngón tay.
Hình ảnh người bị nổi mề đay ở bắp tay, khuỷu tay:
Hình ảnh cẳng tay bị nổi mề đay mẩn ngứa:
Tình trạng nổi mề đay ở ngón tay:
Các nốt mề đay ở cổ tay, bàn tay:
Mề đay ở chân
Các nốt mề đay ở chân có thể xuất hiện với kích thước nhỏ, sau đó dần lan rộng thành mảng lớn.
Hình ảnh mề đay mẩn ngứa ở đùi sau, khoeo chân và bắp chân:
Hình ảnh ề đay ở đùi trước và đầu gối:
Hình ảnh nổi mề đay ở đùi và cẳng chân:
Mề đay ở cổ – gáy
Hình ảnh người bị mẩn ngứa nổi mề đay ở vùng cổ:
Các nốt mề đay cũng có thể xuất hiện thành từng mảng sau gáy:
Một vài hình ảnh khác về tình trạng mề đay mẩn ngứa
Mề đay vẽ nổi:
Mề đay vẽ nổi là một dạng rối loạn da, chúng đặc trưng bởi các vết lằn sưng xuất hiện sau khi da bị tác động vật lý như dùng bút hoặc vật nhọn viết lên da, gãi cào mạnh…
Mề đay phù mạch:
Mề đay phù mạch là tình trạng niêm mạc và da bị sưng viêm cục bộ. Mặc dù có những triệu chứng tương tự như mề đay thông thường tuy nhiên phù mạch lại không gây cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy dữ dội. Thay vào đó, tình trạng sưng viêm lại diễn ra sâu trong biểu bì da. Trường hợp nghiêm trọng, chúng còn có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, gây sưng phù đường hô hấp và tiêu hóa, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tình trạng mề đay phù mạch cũng có thể khiến tay, chân của người bệnh bị sưng phù.
Khi nhận thấy hình ảnh nổi mề đay mẩn ngứa phải làm sao?
Với tình trạng mề đay mẩn ngứa thông thường, triệu chứng sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, nếu không được can thiệp xử lý, điều trị đúng cách, chúng có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng da, suy nhược cơ thể, suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà:
- Loại bỏ các yếu tố gây kích ứng (nếu có).
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng, sử dụng quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
- Hạn chế gãi cào, cắt ngắn móng tay để tránh gây tổn thương da.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước, tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò, đồ ăn cay nóng…
Ngoài ra, với các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân hoặc đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng không được cải thiện, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, tim đập nhanh, mạch yếu… hãy đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức, tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả!