Mỡ máu cao là hiện tượng có quá nhiều chất lipoprotein trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị mỡ máu cao sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Theo BS Lê Văn Vĩnh,có thể điều trị mỡ trong máu cao qua hai phương pháp: Điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc l à tăng cường vận động, đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm lượng mỡ trong máu.
Vận động cho ngưởi mỡ máu cao
Theo BS Lê Văn Vĩnh có 2 loại hình vận động cho người bị mỡ máu cao. Đó là vận động nhẹ (có oxy) và vận động mạnh (không có oxy). vận động để giảm mỡ trong máu phải vận động có oxy, nếu vận động không có oxy dù tập luyện như thế nào đi nữa thì cũng chỉ tốn thời gian.
Khi vận động nhẹ nhàng như: đi bộ nhanh, tập dưỡng sinh, đi xe đạp chậm… cơ bắp chủ yếu sử dụng năng lượng từ sự oxy hóa các axít béo, vì vậy mỡ được tiêu hao nhanh.
Tập dưỡng sinh rất tốt cho người già bị mỡ máu cao
Khi vận động mạnh như chạy, tennis, tập tạ, đá bóng… sẽ khiến cơ thể thở nhanh và gấp để bù oxy thiếu hụt, dẫn đến thải CO2 nhanh. Kết quả sẽ làm co thắt mạch máu não và cơ tim, đồng thời ức chế sự di chuyển oxy từ huyết sắc tố sang các tế bào. Khi không cung cấp đủ oxy, cơ bắp chủ yếu dùng năng lượng được chuyển hóa từ glucose. Từ đó, axit lactic sẽ tăng cao làm ức chế sự phóng thích axit béo tự do và làm giảm sự chuyển hóa mỡ.
Lưu ý, mức độ O2 quá thấp có thể dẫn đến thiếu máu não và máu cơ tim cục bộ. Vì vậy, những người ở độ tuổi 50 trở lên dễ bị tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp khi vận động mạnh.
Thời gian vận động thế nào?
Buổi tối sau khi ăn khoảng hai giờ là lúc vận động tốt nhất. Thời gian vận động tối thiểu phải 30 phút, tốt nhất từ 45 – 60 phút. Chú ý, nên vận động liên tục khoảng 30 phút rồi nghỉ, không nên nghỉ giữa chừng.