Mụn trứng cá trên mặt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn nội tiết tố, chăm sóc hoặc vệ sinh da không đúng cách, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không lành mạnh,… Theo chuyên gia, mụn không chỉ là vấn đề da liễu thường gặp mà tùy vị trí mụn mọc, chúng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Vậy vị trí mọc mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì? Dưới đây là một số thông tin cụ thể:
1. Mọc mụn ở má
Má là một trong những vị trí dễ bị nổi mụn nhất do chúng thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường hoặc thói quen chạm tay lên mặt, thường xuyên nghe điện thoại,… Ngoài ra, mụn mọc trên má cũng có thể do các cơ quan bên trong cơ thể đang gặp vấn đề. Cụ thể:
Mọc mụn ở má trái
Tình trạng mụn sưng đỏ xuất hiện trên má phải có thể do viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc gan yếu. Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, khiến độc tố tích tụ và bộc phát ra bên ngoài, gây mụn.
Nếu gặp phải tình trạng này, ta nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng làm mát, hỗ trợ thải độc gan như dưa chuột, mướp đắng, bí đao,… Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
Mọc mụn ở má phải
Các nốt mụn ở má phải là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn đang có vấn đề, chúng thường xuất hiện kèm theo các bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát họng,… Ngoài ra thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi cũng có thể khiến phổi bị ảnh hưởng, dẫn tới nổi mụn.
Với các nốt mụn ở má phải do tổn thương phổi gây ra, ta cần tránh sử dụng thuốc lá, hạn chế ăn đồ ngọt, đồng thời đừng quên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường khói bụi. Bên cạnh đó, dậy sớm để thư giãn và hít thở không khí trong lành cũng là cách để cải thiện sức khỏe, làm sạch phổi.
2. Mọc mụn ở gò má
Mụn xuất hiện ở gò má thường có liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa. Cụ thể:
Mụn ở gò má trái
Nổi mụn ở gò má trái có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở gò má trái thì bạn nên đi khám bởi có khả năng túi mật bị viêm nhiễm hoặc kết sỏi.
Mụn ở gò má phải
Các nốt mụn ở gò má phải có thể xuất hiện do đường ruột bị rối loạn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng bài tiết và thải độc của thành ruột. Điều này cũng khiến bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng trướng bụng, sôi bụng.
Để cải thiện tình trạng mụn trên gò má, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, ví dụ:
- Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ: hành củ, nước ngọt có ga, đồ chiên xào,…
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: sữa chua, bắp cải muối chua, bông cải xanh,…
3. Mọc mụn trên trán
Mụn trên trán có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là vệ sinh kém, căng thẳng stress kéo dài, rối loạn nội tiết tố,… Ngoài ra, chức năng gan kém và hệ tiêu hóa hoạt động không tốt làm độc tố tích tụ cũng khiến mụn nổi nhiều ở vùng trán.
Khi bị mụn trên trán, ta cần uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng các loại thảo dược mát gan như râu ngô, hạt sen để đun nước uống. Đồng thời tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh, trái cây,… Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…
4. Mọc mụn ở lông mày
Lông mày là vị trí ít bị mọc mụn hơn so với những vùng da khác, nhưng đa phần các nốt mụn xuất hiện tại đây đều là mụn bọc sưng đỏ. Theo chuyên gia, mụn nổi tại vùng lông mày có thể do tuần hoàn máu kém và túi mật có vấn đề. Ngoài ra, căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể khiến mụn mọc ở khu vực này nhiều hơn.
Giải pháp cho tình trạng này là hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và nước uống có gas. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích. Đồng thời hãy tăng cường tập luyện nhẹ nhàng, kết hợp đi ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
5. Mọc mụn ở thái dương
Theo y học cổ truyền, vùng thái dương tương ứng với thận và bàng quang. Nếu những khu vực này bị viêm nhiễm, trên thái dương sẽ xuất hiện mụn trứng cá. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng bia rượu và các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Trường hợp thấy tình trạng mụn ở thái dương không thuyên giảm mà nổi nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết hướng điều trị cụ thể.
6. Mọc mụn trên mũi
Mũi thuộc vùng chữ T – khu vực tiết nhiều dầu nhất trên khuôn mặt, đồng thời chúng cũng thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và vi khuẩn nên rất dễ nổi mụn. Ngoài ra, bị mọc mụn trên mũi cũng cho thấy tim hoặc phổi đang gặp vấn đề.
Để hạn chế mọc mụn ở mũi ta nên hạn chế ăn uống đồ lạnh, tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng giải nhiệt như mướp đắng, nước nha đam, trà hoa cúc,…để thanh lọc cơ thể.
7. Mọc mụn ở cằm
Khi bị nổi mụn ở cằm, nhiều người thường nghĩ ngay đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, điển hình là dư thừa hormone androgen. Sự rói loạn này khiến kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Theo chuyên gia, mụn nội tiết thường có xuất hiện theo chu kỳ, bùng phát mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt hay khi bước vào tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.
Mấu chốt của việc cải thiện mụn ở cằm do rối loạn nội tiết là cân bằng hormone trong cơ thể. Để làm được điều này bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục bị nổi mụn ở cằm, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu và bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị.
8. Mọc mụn quanh miệng
Chuyên gia cho biết mụn nổi quanh miệng có liên quan đến các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột và gan.
Theo đó, một chế độ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ khiến các bộ phận này bị ảnh hưởng, hệ quả là nổi mụn quanh miệng. Để cải thiện, ta cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước,…
9. Mụn mọc ở quai hàm
Mụn ở quai hàm không phải tình trạng hiếm gặp. Các nốt mụn sưng viêm có thể xuất hiện dọc theo xương quai hàm và lan xuống vùng gần cổ. Một số trường hợp nghiêm trọng mụn có thể mọc thành từng đám, gây khó chịu và làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Ngoài các yếu tố gây mụn thông thường, mụn ở quai hàm có thể xuất hiện do hoạt động của hệ thống bạch huyết bị rối loạn, làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng thải độc. Cùng với đó, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công da gây mụn.
Để giúp hệ thống bạch huyết hoạt động tốt hơn, tăng hiệu quả bài trừ độc tố, ta nên tránh xa các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời bổ sung các vitamin và chất chống oxy hóa, tăng cường vận động thể chất phù hợp để cải thúc đẩy quá trình thải độc.
Kết luận:
Mỗi vị trí nổi mụn đều có thể nói lên tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Vì vậy nếu mụn nổi ở một ví trí quá lâu hoặc ngày một nhiều hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị đúng cách.
Đọc thêm: