Lượng đường trong máu luôn cao trong suốt thai kỳ là dấu hiệu đầu tiên đưa đến chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Lý giải cho đái tháo đường dạng này là khi mang thai, sự rối loạn nội tiết trong cơ thể người phụ nữ là rất lớn, trong đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nội tiết của insulin khiến cho insulin mất tác dụng trên tế bào. Chính điều đó khiến cho hàm lượng đường trong máu luôn cao trong suốt thai kì.
Bạn sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu :
- Mang thai sau 25 tuổi
- Tiền sử gia đình bị đái tháo đường
- Bạn sinh con nặng quá 9 pounds hoặc trẻ có dị tật bẩm sinh.
- Huyết áp cao
- Thai có lượng nước ối cao
- Đã từng bị sẩy thai hay thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Béo phì trước khi mang thai
Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ
Thường sẽ không có triệu chứng biểu hiện rõ bên ngoài mà chỉ xác định chính xác được khi đo đường huyết. Một số triệu chứng có thể gặp là :
- 4 triệu chứng nhiều kinh điển của đái tháo đường : ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều – sụt cân nhiều.
- Mắt mờ, hoa mắt
- Thường hay mệt mỏi
- Thường bị nhiễm trùng như ở da, âm đạo, bàng quang.
Đái tháo đường thai kỳ thường khởi phát từ giữa thai kỳ, tức ở tháng thứ 5, thứ 6 của thai kỳ. Các bà bầu nên tham gia đánh giá đường huyết bằng phương pháp dung nạp glucose đường uống vào khoảng tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nếu thai phụ nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao thì kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ, bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà bằng máy đo đường huyết cá nhân và ghi lại các chỉ số để theo dõi.
Điều trị
Mục tiêu lớn nhất của điều trị là giữ đường huyết ở mức bình thường trong suốt thai kì, tránh tình trạng đường huyết tăng vọt quá cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
– Nên định kì đến bác sĩ sản khoa kiểm tra đường huyết và sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
– Ăn uống đa dạng những món ăn bổ dưỡng và phù hợp cho bà bầu. Ăn vừa phải chất béo và protein. Giảm lượng đường từ bánh kẹo, nước ngọt. Lượng tinh bột từ cơm, bánh mì … nên được hấp thu qua nhiều bữa ăn nhỏ. Trái cây, rau quả giúp cho lượng đường hấp thu từ từ và rất tốt cho miễn dịch cơ thể/
– Nếu đã kiểm soát tối đa lượng đường cơ thể hấp thu nhưng đường huyết vẫn tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống trị đái tháo đường hoặc tiêm insulin, tuy nhiên số lượng này không chiếm tỉ lệ cao.
Sau khi qua thời kỳ sinh nở bạn có thể quan tâm đến: Điều trị đái tháo đường dùng thuốc
Hậu quả
Thai phụ đái tháo đường thường có xu hướng sinh con to nặng. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro khi bạn sinh con như chấn thương sau sinh nở do thai quá to hay nguy cơ trẻ chết sau sinh cũng cao hơn. Trẻ sinh ra lại có lượng đường huyết thấp trong những ngày đầu sau sinh.
Đái tháo đường thai kỳ cũng là yếu tố kéo theo nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ.
Dù đường huyết thường sẽ trở về mức bình thường sau khi sinh con nhưng cũng có trường hợp nhiều phụ nữ tiếp tục bị tăng đường huyết suốt 5-10 năm sau sinh và bắt buộc phải dùng thuốc để kiểm soát . Do đó, sau khi sinh, rất cần thiết đến bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn đúg đắn về vấn đề này.