Ở bài viết này Tuệ Linh xin giới thiệu đến các bạn một số cây thuốc quý quanh ta với rất nhiều công dụng đặc trưng, đã và đang được sử dụng làm các bài thuốc và vị thuốc ở Việt Nam.
Cây Bách bệnh
Cây thuốc quý Bách bệnh (Cây Mật nhân, Mật nhơn, Bá bệnh) cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả 1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt.
Sản phẩm ứng dụng: Giải Độc Gan Tuệ Linh
Công dụng: Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét.
Cây Giảo Cổ Lam
Cây thuốc quý Giảo Cổ Lam (Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm) có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen.
Sản phẩm ứng dụng: Trà Giảo Cổ lam, Viên Giảo Cổ Lam Tuệ Linh
Công dụng:
- Chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Chống huyết khối, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu.
- Hạ đường huyết, tác dụng trên bệnh tiểu đường typ 2.
- Chống viêm gan. Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa hình thành và phát triển khối u.
Cây mật gấu
Cây mật gấu hay còn gọi là (Hoàng liên ô rô, Mã hồ ) có thể cao 4 – 6m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ.
Công dụng: Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp. Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ… Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì và bệnh Gút – những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.
Cây Cà Gai Leo
Cây thuốc quý Cà Gai Leo (Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh ) đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều đề tài nghiên cứu chứng minh về tính chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan, phòng chống viêm gan B …
Sản phẩm ứng dụng: Viên Cà Gai Leo Tuệ Linh, Giải Độc Gan Tuệ Linh
Công dụng: Cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.
Sâm tố nữ
Sâm tố nữ hay còn gọi là Sắn dây củ tròn (tên khoa học: Pueraria mirifica), được biết đến từ lâu với khả năng hồi xuân đặc biệt ở nữ giới, phục hồi sức khỏe da và tóc, làm nở và săn chắc ngực, và chỉ được tìm thấy phần lớn ở những vùng cao phía bắc Thái Lan, Mi-an-ma.
Rau đăng biến
Rau đắng biển còn gọi là rau đắng đồng, kỳ thực nó chỉ mọc ở những vùng đồng ruộng, lũng, thấp chứ không thể sống được ở những vùng đất biển bởi nước mặn. Thân rau thon nhỏ, tròn mụp, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa sa mưa, cọng rau mát mình nên “nhổ giò” lớn nhanh như thổi với cái màu xanh lặc lìa trông bắt thèm con mắt.
Công dụng:
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…
Cây thuốc Actiso
Actiso hay còn gọi là Cynara scolymus L.,1753, họ Cúc – Asteraceae. Cây cao 1 – 1,2m. Lá to, dài, mọc so le, chia thùy lông chim hai ba lần. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh, màu lam tím. Quả bế nhẵn với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc. Hạt không co nội nhũ.
Cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được người Pháp đưa vào từ thế kỷ XIX, hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Công dụng:
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì chỉ chứa một lượng nhỏ tinh bột, phần cacbonhydrat gồm phần lớn là inulin.
Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, được dùng nhiều trong điều trị phù và thấp khớp.
Đế hoa và lá bắc ngoài việc được dùng để ăn còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, tăng sự tiết mật, kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh suy gan, chống tăng cholesterol huyết, vữa xơ động mạch, thừa urê huyết, ngoài ra còn dùng để chữa các bệnh về thận như suy thận, viêm thận, sỏi niệu đạo, thủy thũng, sốt rét, sưng khớp xương.
Cây chó để răng cưa
Cây chó để răng cưa hay còn gọi là: cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu.
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria.
Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Hoa hòe
hoa hòe hay còn gọi là: hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Tác dụng: điều trị các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt, chữa cao huyết áp, đau mắt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.