Ở những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể họ không sản xuất ra đủ chất insulin hay tạo ra đủ nhưng không sử dụng một cách thích hợp (insulin là một hormone có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể). Tiểu đường trong thai kỳ chính là một dạng của bệnh tiểu đường. Bệnh có thể phát triển khi một phụ nữ mang thai, dù trước khi có thai người phụ nữ đó không hề mắc bệnh này. Tỷ lệ thai phụ mắc bệnh này khá cao.
Khi mang thai, hệ thống nội tiết tố, tình trạng chuyển hóa và sự tạo thành các hormone của cơ thể người phụ nữ bị thay đổi và xáo trộn. Sự xáo trộn trong đó cũng ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất và sử dụng insulin. Hậu quả là gây nên một lượng đường cao quá mức hoặc thấp quá trong máu bà mẹ. Chuyện này cũng gây nhiều ảnh hưởng trầm trọng về sức khỏe cho thai nhi và làm cho bà mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ.
Hình ảnh minh họa.
Tiểu đường là một bệnh lý hay gặp, chiếm 60 – 70% các bệnh nội tiết. Trên thế giới, bệnh đã có từ lâu, nhưng đặc iệt phát triển trong những năm gần đây và tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế – xã hội. Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường tăng lên nhiều lần khi người mắc bệnh là phụ nữ mang thai. Tiểu đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nữa đầu của thai kỳ, chủ yếu liên quan đến việc thai nhi hấp thu đường glucoza và acid amin. Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Bệnh xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường khi thai nghén, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết bệnh lý. Trong số các trường hợp được chẩn đoán trong thai kỳ, có khoảng 10% đã bị bệnh từ trước khi mang thai và đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ rất cao.
Phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường không phải là ít, có khoảng 0,1 – 0,5 % thai phụ mắc căn bệnh này, cộng thêm khoảng 2,5% mới mắc khi mang thai.
Bênh tiểu đường có thể phát hiện sớm và sàng lọc và tuần thứ 28 – 32 của thai kỳ. Bệnh này hiện nay đã có phác đồ điều trị tốt: Tiết chế thức ăn hoặc điều trị bằng thuốc insulin. Nếu không tầm soát, thai nhi có thể chết lưu hoặc thai to dẫn đến khó sinh, gây sang chấn (kẹt vai khi sinh, chuyển dạ kéo dài), mẹ phải sinh mổ… Những người bị bệnh tiểu đường sau khi sinh cần được theo dõi đường huyết từ 3 – 6 tháng.
Cơ thể của người phụ nữ thay đổi nhiều trong thời kỳ mang thai. Thai phụ có thể mắc bệnh tiểu đường. mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng mang thai thứ sáu (tuần thứ 24 – 28). Chỉ có khoảng 2 – 5 % thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra nhiều hơn ở thai phụ béo phì hoặc cứng tuổi. Có khoảng 35 – 50% bệnh nhân tiểu đường thời kỳ thai nghén về sau sẽ mắc tiểu đường tuýp 2. Duy trì chế độ ăn phù hợp, tập thế dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.