Ngày nay số phụ nữ mang thai có dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường đang tăng lên gấp đôi trong vòng 7 năm trở lại đây. Số thanh thiếu niên bị đái tháo đường bẩm sinh tăng lên gấp 5 lần.
Hình ảnh minh họa.
Điều này đồng nghĩa với việc, sức khỏe của cả người mẹ và đứa bé đều bị đe dọa. Người phụ nữ khi mang thai rất khó để kiếm soát được những biến đổi về căn bệnh đái tháo đường mình mắc phải. Và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai hoặc đứa trẻ sinh ra bị chết yểu. Người phụ nữ khi biết mình mắc bệnh này, nếu lập gia đình và muốn sinh con thì cần phải lập một kế hoạch chắc chắn, cẩn thận cho việc mang bầu và sinh nở, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ ở độ tuổi mang thai đang có nguy cơ mắc bệnh đái thái đường ngày càng nhiều. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ phụ nữ mắc bệnh thời kỳ tiền mang thai có nhiều điểm khác với phụ nữ bị bệnh này trong thời gian có bầu. Trường hợp thứ hai này không cần phải quá lo lắng vì nó có thể phát triển trong quá trình mang thai rối lại mất đi sau khi em bé trào đời.
Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ:
- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường.
- Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu.
- Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).
- Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ…
- Nước tiểu bị kiến đậu…
Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.