Từ xa xưa, dân gian có lưu truyền nhiều cây thuốc hay có tác dụng trị nóng gan, giải đôc gan rất tốt. Tuy nhiên đâu mới là những cây thuốc tốt nhất cho người Việt thì rất khó xác định. Dựa vào những nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm của bản thân. Tại bài viết này Tuệ Linh sẽ đưa ra cho bạn đọc những cây thuốc nam tốt nhất trong việc trị nóng gan và giải độc gan.
Mục lục
- Có nên dùng cây thuốc nam để giải độc gan
- Top cây thuốc trị nóng gan, giải độc gan
- 1. Cà gai leo tốt cho người bệnh gan
- 2. Cây Atisô giải độc và bảo vệ gan
- 3. Cây chó đẻ răng cưa tốt cho người bệnh gan
- 4. Nhân trần thanh nhiệt giải độc gan
- 5. Râu ngô lợi tiểu mát gan
- 6. Rau má vừa mát lại bổ gan
- 7. Rau Diếp cá giải độc gan và ngừa mụn
- 8. Trà hoa cúc mát gan sáng mắt
- 9. Cây mã đề lợi tiểu lợi mật
- Lưu ý khác:
Có nên dùng cây thuốc nam để giải độc gan
Việc sử dụng những cây thuốc nam đề trị nóng gan, giải độc gan đã tồn tại từ đời cha ông ta và đã cho thấy rất nhiều kết quả thực tế. Nhiều cây thuốc nam đã được những giáo sư, bác sĩ người Việt nghiên cứu và chứng minh tác dụng tuyệt vời ở những cây thuốc nam mọc nhiều tại địa lý của người Việt.
Tuy nhiên không phải cứ sử dụng thuốc nam là tốt cho người bệnh gan. Để đạt được hiệu quả trong việc điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, sử dụng đúng liều lượng và còn phải đảm bảo nguồn gốc của sản phẩm mình sử dụng.
Để có một sức khỏe tốt, đó là chuyện của cả đời người. Vì vậy viêc thường xuyên sử dụng những sản phẩm tốt cho bệnh lý của mình, trị bệnh từ gốc sẽ đem đến một sức khỏe tốt lâu dài hơn so. Những biện pháp tạm thời, điều trị bệnh ở cấp độ cành lá sẽ chỉ giải quyết vấn đề trước mắt và rất dễ tái phát.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng thuốc nam để giải độc gan. Mỗi người có một cơ địa khác nhau vì vậy khi thăm khám ở các bác sĩ đông y thì mỗi người lại được sử dụng một bài thuốc khác nhau.
Việc tự ý sử dụng các thuốc nam trong điều trị bệnh sẽ gặp phải nhiều rủi ro như: sử dụng thuốc không hợp với thể trạng, sử dụng sai liều lượng, sử dụng cây thuốc không đảm bảo chất lượng … Khi gặp phải những rủi ro này, kết quả trị bệnh không được như mong muốn là điều tất yếu.
Top cây thuốc trị nóng gan, giải độc gan
1. Cà gai leo tốt cho người bệnh gan
Nói về những cây thuốc nổi tiếng cho người bệnh gan chắc chắn không thể không nhắc đến Cà gai leo. Đây là một cây thuốc đã được rất nhiều chuyên gia nghiên cứu. Ví dụ như Nghiên cứu từ 2014 . Kết quả nghiên cứu cho thấy Cà gai leo có công dụng tuyệt vời cho người bệnh gan như hạ men gan, tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan… Đặc biệt, đây cũng là dược liệu đầu tiên và duy nhất được nghiên cứu bài bản với các đề tài cấp nhà nước về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan, ngăn ngừa xơ gan.
Để sử dụng cà gai leo, bạn có thể tham khảo cách làm như sau. Với cách này Cà gai leo còn có thể được hãm uống thay trà hàng ngày.
- Chuẩn bị: 30g Cà gai leo khô
- Rửa sạch Cà gai leo, cho vào ấm sắc cùng nước sạch
- Nước sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10 phút
- Chắt nước Cà gai leo ra bát, chia ra uống trong ngày.
Ngoài ra, Cà gai leo đã được bào chế ra rất nhiều loại viên uống và trà túi lọc. Người bệnh có thể tham khảo các loại sản phẩm như Giải độc gan Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh, Trà giải độc gan Tuệ Linh … để sử dụng một cách thuận tiện hơn.
Tìm hiểu thêm: Các công dụng chữa bệnh của cà gai leo
2. Cây Atisô giải độc và bảo vệ gan
Cây Atiso tên khoa học là Cynara scolymus. Atisô tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu; người ta thường dùng hoa và cụm lá Atiso làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với người bệnh gan, cây có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu, bảo vệ gan chống độc.
Hình ảnh về cây atiso
Atisô thường được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là những người hút thuốc, uống rượu, bia nhiều, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu…Đông y còn kết hợp atisô với nhiều vị thuốc để chữa bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan cổ trướng. Thảo dược này còn rất hiệu quả trong chữa thân nhiệt nóng, da mặt nổi mụn nhọt, bọc mủ, mẩn ngứa.
Người ta có thể dùng atiso dạng tươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay có rất nhiều thảo được được điều chế từ atiso nhưng chúng ta không nên lạm dụng, tham khảo ý kiến bác sỹ trước về liều lượng sử dụng.
3. Cây chó đẻ răng cưa tốt cho người bệnh gan
Chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllantus urinaria L., họ thầu dầu Euphorbiaceae. Tên dân gian là cây chó đẻ vì đây là loại cây chó sau khi đẻ rất thích ăn. Cây chó đẻ răng cưa còn được gọi là cây diệp hạ châu, trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu…
Hình ảnh cây chó đẻ răng cưa
Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt.
Khi dùng cây chó đẻ răng cưa làm bài thuốc, người ta thường nhổ cả cây, rửa sạch phơi nắng gần khô rồi đem phơi trong râm. Loại cây này có vị hơi đắng ngọt, tính mát. Người ta sử dụng toàn bộ cây để làm thuốc, có tác dụng giảm đau, chữa viêm gan, thông tiểu, có nơi còn sử dụng chữa bệnh viêm gan virus B. Ngoài ra, cây chó đẻ răng cưa còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống rượu bia nhiều, làm giảm nguy cơ nhiễm độc gan.
Một cách sử dụng đơn giản nhất là dùng cây chó đẻ răng cưa phơi khô, sao vàng rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều trong ngày.
4. Nhân trần thanh nhiệt giải độc gan
Nhân trần là một thức uống phổ biến vào mùa hè nóng nực của nhiều người. Nhân trần có vị hơi đắng, tính hơi hàn có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi viêm loét da do phong thấp. Để trị hoàng đản dân gian dùng nhân trần 15g sắc uống. Để chữa viêm da lở loét, dùng nhân trần sắc đặc, lấy nước ngâm rửa chỗ tổn thương. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Nhân trần giúp cải thiện công năng miễn dịch và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư. Trên lâm sàng, nhân trần đã được sử dụng để điều trị các bệnh: viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh…
Kết hợp với một số vị thuốc khác, nhân trần được đánh giá là cây thuốc tốt cho bệnh nhân bị bệnh gan. Dưới đây là một số công thức được dùng để chữa bệnh với nhân trần:
- Nhân trần 30 g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín trong 15 phút, pha thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày. Dùng để phòng các bệnh do thấp nhiệt gây ra và điều trị viêm gan cấp hoặc mạn tính.
- Nhân trần 300 g, sinh đại hoàng 60 g, trà 30 g. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín trong 10-15 phút, uống thay trà trong ngày. Dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt.
- Mạch nha 500 g, nhân trần 500 g, quất bì 250 g; tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 60 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng để trị viêm gan giai đoạn có di chứng như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu..
5. Râu ngô lợi tiểu mát gan
Râu ngô là bộ phận đầu của bắp ngô, râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, bình can được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Uống nước râu ngô giúp lợi tiểu, mát gan, cải thiện nóng gan.
Để sử dụng râu ngô với mục tích lợi tiểu, mát gan. Mọi người đường đun với nước uống trong ngày như trà. Cách thực hiện bạn đọc tham khảo như sau:
- 100g râu ngô, rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó cho vào ấm, đổ 200ml nước vào đun cùng cho tới khi sôi chừng 5 phút thì tắt bếp.
- Tiếp đến, bạn vớt râu ngô bỏ đi, lấy nước uống hết trong ngày.
6. Rau má vừa mát lại bổ gan
Rau má là một loại rau được sử dụng trong bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên nó cũng được công nhận là một loại dược liệu tốt cho người bệnh gan. Cụ thể rau má còn giúp bổ gan, mát gan.
Với rau má, có một cách dùng được nhiều người thực hiện như sau:
- Lấy 200g rau má rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng chừng 30 phút.
- Cho rau máu vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước rau má, bỏ bã.
- Nước rau má nên sử dụng trong ngày, tuy nhiên cũng có thể cất tủ lạnh để sử dụng sau vài ngày.
7. Rau Diếp cá giải độc gan và ngừa mụn
Cũng giống như rau má, rau Diếp cá là một loại rau khá phổ biến, xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Đây là loại thực phẩm có tính hàn, do đó có tác dụng thanh nhiệt và giải độc gan. Ngoài ra, rau diếp cá còn hỗ trợ điều trị tiểu buốt rắt, khí hư, mụn nhọt.
Rau diếp cá gồm vitamin và các khoáng chất như lipit, glucid, protit, kali, cellulose, tinh dầu methylnonylketon, vitamin C,… Loại rau này mang đến công dụng giảm mỡ trong máu, giải độc, thanh lọc tại gan vô cùng hiệu quả, từ đó hạn chế tình trạng bị mụn nhọt …
Không những vậy, rau diếp cá có tình hàn nên rất hiệu quả trong việc giải nhiệt, làm mát và thanh nhiệt cơ thể, cực kỳ thích hợp cho những người thường xuyên bị nóng trong người.
Về cách sử dụng rau diếp cá, bạn có thể ăn sống sau khi đã rửa sạch. Trong bữa ăn rau diếp cá thường được ăn với các món cuốn, dùng nước chấm để tạo mùi vị. Ngoài cách ăn sống, rau diếp cá cũng có thể sử dụng làm sinh tố với máy say. Đầy là một cách tốt nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này dạng uống ở ngoài bữa ăn.
Liều dùng rau má nên từ 20 gam cho người mới và không quá 40 gam một ngày.
8. Trà hoa cúc mát gan sáng mắt
Nếu bạn là người không hợp với trà xanh, vậy trà hoa cúc có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Hoa cúc trắng (bạch cúc) có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, mát gan, sáng mắt …
Về cách sử dụng hoa cúc thì thực sự rất đa dạng vì đây là vị thuốc được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc. Khi kết hợp hoa cúc với hoa kim ngân sắc và cam thảo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho gan, đồng thời, kích thích ăn ngon miệng và phòng tránh trầm cảm.
Tuy nhiên một cách đơn giản nhất là pha trà uống hàng ngày. Với trà hoa cúc bạn cần hãm với nước sôi trong vòng 15 phút. Với cách làm đơn giản này bạn vẫn được những lợi ích như an thần, ngủ ngon và làm mát cơ thể.
9. Cây mã đề lợi tiểu lợi mật
Hình ảnh cây mã đề
Trong cây mã đề có chứa vitamin A, giàu Canxi, Glucozit, vitamin C và K. Ngoài ra còn có chứa chất nhầy, axit plantenolic. Các thành phần này hữu ích cho chức năng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, giảm kiết lỵ,…
Trong dân gian, mã đề được dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiểu, nhất là viêm đường tiết niệu, viêm gan mật… Có thể thấy, đây là vị thuốc có rất nhiều tác dụng về điều trị bệnh thường gặp.
Về cách dùng, cây mã đề có thể kết hợp với rất nhiều vị thuốc để cho những công dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu với người muốn lợi tiểu, giải độc gan thì chỉ cần đem mã đề phơi khô và nấu thành nước uống. Hoặc bạn kết hợp mã đề với cam thảo sắc lấy nước uống trong ngày thì sẽ rất tốt cho đường tiểu.
Lưu ý khác:
Nếu muốn giải độc gan bằng thuốc nam, người bệnh nên đến tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Đồng thời, tìm mua dược liệu của những đơn vị uy tín, không dùng tùy tiện.
Các cây thuốc nam kể trên không phù hợp cho người bệnh thận, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…
Để mát gan, giải độc không phải chỉ cần dùng thuốc nam là đủ. Người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, luyện tập thể dục thường xuyên để tăng khả năng đào thải độc ở gan.
Tóm lại:
Trên đây là bài viết giới thiệu về 9 cây thuốc nam rất tốt cho người nóng gan, muốn giải độc gan. Tác dụng của mỗi cây thuốc này sẽ có khác nhau tùy theo thể trạng của mỗi người. Nếu muốn sử dụng thuốc nam trong việc trị bên nên có sự tham khảo có chuyên gia, đảm bảo nguồn dược liệu và tôn trọng sử dụng liều lượng đề ra.
Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác về các bệnh lý về gan mật, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 1800 1190 để được tư vấn trực tiếp.