Cây sâm tố nữ thuộc họ đậu, thân dây leo, sống lâu năm. Đây là loại cây có hình thái khá đặc trưng nhưng dễ bị nhầm với một số loài dây leo khác nếu chỉ nhìn thoáng qua. Bài viết sau sẽ cung cấp hình ảnh của cây sâm tố nữ, giúp bạn dễ dàng nhận biết. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Đôi nét về sâm tố nữ
Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến nhiều với công dụng hỗ trợ nội tiết tố nữ nhờ chứa hoạt chất phytoestrogen tự nhiên. Loài cây này được sử dụng lâu đời trong y học dân gian, đặc biệt phổ biến tại Thái Lan và một số vùng núi ở Việt Nam.
Bộ phận được sử dụng chính là phần rễ phình to thành củ, nơi giàu hoạt chất estrogen thực vật như miroestrol và deoxymiroestrol.
Cây sinh trưởng tốt trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhất là trong điều kiện đất đai màu mỡ và độ ẩm cao. Sau khoảng 1 – 2 năm, cây bắt đầu ra hoa và phải mất từ 3 – 5 năm thì phần rễ phình to thành củ mới đạt kích thước đủ lớn để thu hoạch và sử dụng làm dược liệu.
Tại Việt Nam, sâm tố nữ phân bố nhiều ở các vùng núi cao có khí hậu máy mẻ như Hào Bình, Sơn La, Lai Châu… Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Thái Lan.
Đặc điểm và hình ảnh cây sâm tố nữ
Bạn có thể nhận biết cây sâm tố nữ qua một số hình ảnh và đặc điểm dưới đây:
Hình ảnh thân và lá cây sâm tố nữ
Sâm tố nữ là cây thân mềm, dây leo, mọc bò sát đất hoặc bám vào cây khác bằng các tua cuốn.
Lá cây sâm tố nữ có hình chân vịt, hơi thuôn nhọn về đuôi, dài khoảng 10 – 15cm. Mặt dưới có lớp lông mịn trắng, gân lá nổi rõ.
Hình ảnh hoa sâm tố nữ
Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, sau đó kết trái vào tháng 4. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để nhận biết và thu hái dược liệu đúng mùa.
Hoa của cây sâm tố nữ có màu tím đặc trưng, gồm 5 cánh. Các cụm hoa mọc so le thành chùm ở đầu cành, thường có chiều dài khoảng 30cm.
Hình ảnh củ sâm tố nữ
Củ sâm tố nữ tươi thường có hình tròn, lớp vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt. Kích thước củ cũng khá đa dạng. Trong điều kiện sinh trưởng tốt, những củ sâm tố nữ tươi có thể nặng đến hơn 2kg.


Sâm tố nữ sẽ được thu hoạch khi dây sâm đã bắt đầu khô, thường vào tháng 10 – 12.
Bên trong củ sâm tố nữ có màu trắng sữa. Chúng chứa nhiều nước và tinh bột.


Hình ảnh dược liệu sâm tố nữ
Củ sâm tố nữ sau khi được thu hái sẽ được sơ chế thành dạng khô hoặc dạng bột, dùng làm dược liệu.
Sau khi phơi khô, sâm tố nữ chỉ còn khoảng 1/10 trọng lượng so với lúc tươi. Tức là cứ khoảng 10kg sâm tố nữ tươi sẽ thu được khoảng 1kg dược liệu khô.


Lưu ý: Không dùng sâm tố nữ còn tươi vì có thể gây đau đầu, chóng mặt.
Một số hình ảnh khác về cây sâm tố nữ
Dưới đây là một số hình ảnh khác về cây sâm tố nữ:



Phân biệt cây sâm tố nữ với cây đậu ma qua hình ảnh
Hiện nay, cây sâm tố nữ khá hiếm. Việc trồng và chăm sóc đòi hỏi kỹ thuật cao và môi trường phù hợp, dẫn đến nguồn cung sâm tố nữ chủ yếu vẫn dựa vào cây mọc tự nhiên.
Hơn nữa, trong tự nhiên lại có cây đậu ma có hình dạng khá giống với sâm tố nữ. Để tránh việc nhận diện và sử dụng nhầm, bạn có thể phân biệt hai loại cây này dựa trên một số đặc điểm riêng.
Đặc điểm | Cây sâm tố nữ | Cây đậu ma |
---|---|---|
Chùm hoa | Dài khoảng 30 – 40 cm | Dài dưới 20 cm |
Màu hoa | Tím | Hồng |
Kích thước hoa | Nhỏ hơn nhưng dài, mọc thành chùm | To hơn nhưng chùm ngắn hơn |
Kích thước lá | Dài từ 9 – 15 cm | Nhỏ hơn, dưới 8 cm |
Đặc điểm lá | Lá có lông mịn ở mặt dưới | Không có lông mịn |
Trên đây là những hình ảnh và thông tin nhận biết đặc điểm của cây sâm tố nữ. Hy vọng những qua đó bạn có thể dễ dàng nhận biết loài cây này.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!