Đau đầu là một hiện tượng tường thấy khi tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu căng thẳng, đây là dấu hiệu sớm của tai biến do tăng huyết áp. Một điều đáng lưu ý là hiện tượng đau đầu do tăng huyết áp rất dễ nhầm lẫn với đau đầu do nguyên nhân khác. Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc cách phân biệt hiện tượng đau đầu do tăng huyết áp và cách xử lý khi thấy xuất hiện hiện tượng này.
Đau đầu do tăng huyết áp
Tại sao người ta thường thấy đau đầu khi tăng huyết áp?
Lý giải cho hiện tượng đau đầu thường hay xuất hiện khi tăng huyết áp đó là tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu căng thẳng, đây là dấu hiệu sớm của tai biến do tăng huyết áp.
Trong trường hợp nặng, áp lực dòng máu đột ngột tăng cao gây ra những cơn đau đầu dữ dội (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, gây bít tắc các mạch máu. Tình trạng vỡ hay bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não, dẫn tới xuất hiện những triệu chứng lâm sàng, nhẹ là đau đầu hoa mắt chóng mặt, nặng là tai biến mạch máu não biểu hiện như méo miệng, hôn mê, liệt nửa người có thể dẫn tới tử vong.
Phân biệt đau đầu do huyết áp và đau đầu khác
Đặc điểm của đau đầu do tăng huyết áp:
- Thời gian điển hình trong buổi sáng, khu trú ở chẩm và giảm dần trong ngày về cường độ. Về thời gian biểu của đau đầu do tăng huyết áp phần lớn xảy ra về cuối đêm và sáng sớm (từ 4 – 5h sáng). Có thể đau đầu còn xuất hiện sớm hơn (vào khoảng 2-3h sáng). Đau đầu làm bệnh nhân thức giấc. Có nhiều trường hợp, khi bệnh nhân tỉnh dậy đã thấy đau đầu rồi.
- Cần chú ý là các bệnh nhân tăng huyết áp mắc bệnh đau đầu khi ngủ làm cho bệnh nhân khó chịu và mất ngủ.
- Đau đầu còn kéo dài cho tới khi thức dậy, hay vào giờ đầu buổi sớm và thường bớt dần vào lúc bắt tay vào hoạt động công việc.
- Một số ít trường hợp, đau đầu có thể kéo dài cả ngày như thế trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Đau đầu thường khu trú nhiều ở vùng chẩm – trán. Bệnh nhân có cảm giác cứng các cơ gáy, đau lên đỉnh đầu và có thể lan tới vùng trán. Hầu hết đau đầu thường ở hai bên, cân đối và về ban đêm.
Cách xử trí khi đau đầu do huyết áp
Đối mặt với tình trạng đau đầu do tăng huyết áp này bệnh nhân phải kết hợp nhiều yếu tố trong đó việc giữ huyết áp ở mức an toàn và phòng ngừa nguy cơ tổn thương hay bít tắc các mạch máu não, giữ lưu lượng máu lên não được tốt là quan trọng nhất.
Ngoài ra luôn cần giữ tình thần được thoải mái tránh căng thẳng mệt mỏi, đi ngủ đúng giờ và không uống những chất kích thích trước khi đi ngủ.
Có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược có tác dụng hạ huyết áp, an thần, giúp ngủ ngon và phòng ngừa tai biến có các thành phần như Câu đằng, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Táo nhân (bài thuốc Giáng áp hợp Tễ), Địa long có tác dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp một cách tự nhiên, giúp ngủ ngon, dễ chịu.
Điều trị đau đầu cho tăng huyết áp
Điều trị đau đầu do tăng huyết áp trước tiên phải điều trị nguyên nhân gây tăng huyết áp (nếu có thể), đồng thời phải xử trí huyết áp bằng các biện pháp thích hợp. Không nên dùng các loại thuốc hạ huyết áp mạch ngay từ đầu mà dùng những liều thuốc nhẹ nếu không đỡ thì mới dùng những thuốc mạnh hơn như thuốc lợi tiểu (Lasix, Natrilix), thuốc chẹn canxi (Adalat) thuốc ức chế men chuyển (Coversyl), thuốc ức chế thụ thể Angiotesmin (Losartan)… Phối hợp với chế độ ăn nhạt, hạn chế đường mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Điều trị triệu chứng đau đầu trong trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn cũng có thể làm giảm đau đầu, nếu biện pháp này không có hiệu quả thì có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Meloxicam, Celecoxib và phải phối hợp thêm thuốc an thần, chống trầm cảm như Seduxen, Amitriptylin khi có rối loạn về tâm lý.
Lưu ý tất cả các thuốc trên đều có nhiều tác dụng phụ nên khi dùng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Đọc tiếp : Cách phát hiện sớm tăng huyết áp