Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới và đang góp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật cho nhân loại. Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao với bệnh tim mạch. Triệu chứng của tăng huyết áp thường không rõ ràng và có thể gây ra một loạt biến chứng tim mạch. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7,1 triệu người trẻ tuổi và làm cho 64 triệu người sống trong tàn phế. Ở Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Các số liệu cho thấy năm 2002 tỉ lệ số dân bị THA ở miền Bắc là 16,3%.
Tăng huyết áp lại thường kết hợp với các bệnh khác, đặc biệt là béo phì, tăng lipid máu và đái tháo đường. Trong các rôi loạn này, một rối loạn có thể là nguy cơ gây ra rối loạn khác và ngược lại. Vì vậy việc điều trị tốt huyết áp sẽ giúp giảm đáng kể các nguy cơ của nó.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA
Tại phòng khám: HA > 140/90 sau ít nhất 2 lần đo khác nhau.
Tại nhà: khi đo nhiều lần đúng phương pháp: HA > 135/85
Đo bằng máy Holter HA 24h: HA > 125/80 (máy đo Holter là máy đo huyết áp tự động, theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ trong điều kiện ngoại trú, ban ngày máy có thể đo mỗi 15-30 phút 1 lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1 lần, trong điều kiện bệnh nhân làm việc, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường).
2. Nguyên nhân
90-95% trường hợp là không có nguyên nhân, 5% có nguyên nhân.
Nguyên nhân THA có thể là: hẹp động mạch thận, hẹp động mạch chủ/eo động mạch chủ, viêm thận, teo thận bẩm sinh, u thượng thận, di truyền…
Một số thuốc cũng làm THA như: thuốc tránh thai dạng uống, corticoid, cam thảo.
Các yếu tố chi phối: Thừa cân, uống quá nhiều rượu, ăn mặn, bị stress, ít vận động
3. Phân loại mức độ tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam
Phân loại | HA tâm thu (mmHg) | HA tâm trương (mmHg) |
HA tối ưu | ||
HA bình thường | 120 – 129 | 80 – 84 |
HA bình thường cao | 130 – 139 | 85 – 89 |
THA độ 1 (nhẹ) | 140 – 159 | 90 – 99 |
THA độ 2 (trung bình) | 160 – 179 | 100 – 109 |
THA độ 3 (nặng) | ≥ 180 | ≥ 110 |
THA tâm thu đơn độc độ 1 | 140 – 159 | |
THA tâm thu đơn độc độ 2 | ≥ 160 | |
Phân loại này dựa trên đo HA tại phòng khám. Nếu HA tâm thu và HA tâm trương không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại |
4. Xác định tổn thương cơ quan đích
Khi tổn thương cơ quan đích mà đã có triệu chứng lâm sàng tức là THA đã xuất hiện biến chứng:
Bệnh mạch não: nhồi máu não, xuất huyết não, thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Bệnh tim: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim xung huyết.
Bệnh thận: tiểu đêm nhiều lần, suy thận
Bệnh mạch máu
Bệnh võng mạc: hoa mắt, giảm thị lực, xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị.
Bệnh lý đi kèm: đái tháo đường.
5. Đánh giá nguy cơ tim mạch và THA
THA có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ khác như tuổi, giới, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu khi kết hợp với THA cũng làm tăng mạnh các biến chứng trên tim mạch. Các bác sĩ sẽ lượng giá yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA dựa vào các bước thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm thường quy.
6. Điều trị THA
a) Mục tiêu điều trị
- Mức HA mục tiêu: HA
- Đối với bệnh nhân đái tháo đường và bệnh thận mạn tính thì mức HA mục tiêu
- Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do THA gây ra.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm nếu có.
b) Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm và lâu dài
- Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý
- Từ từ đưa HA về mức mục tiêu
- Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp với đối tượng bệnh.
c) Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Trong các nghiên cứu lâm sàng, điều chỉnh lối sống đã cho thấy giảm được HA và giảm tỉ lệ mới mắc THA.
- Giảm cân ở những người thừa cân, tốt nhất vòng bụng nên giữ ở mức
- Ăn nhiều trái cây tươi và hoa quả, cá, giảm hàm lượng chất béo bão hòa, giảm thức ăn chứa muối (2,4-6 g muối/ngày).
- Ngừng hút thuốc.
- Giảm lượng rượu uống vào, không nên uống quá 60ml rượu vang, 300ml bia, 30ml rượu nặng mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục đều đặn ít nhất 30 phút một ngày mang lại lợi ích rõ rệt trong làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nên chọn hình thức luyện tập phù hợp khả năng, sở thích, tuổi, tập vừa đủ ấm người, ra mồ hôi vừa.
- Tránh bị căng thẳng.
- Đi khám định kỳ để bác sĩ đánh giá tiến triển và nguy cơ bệnh.
- Bệnh nhân có thể dùng các máy kiểm tra huyết áp tự động để theo dõi ở nhà. Không nên dùng các máy quấn cổ tay vì ít chính xác. Cách đo:
Bệnh nhân nên ngồi nghỉ 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn, sau khi mới ngủ dậy.
Đo huyết áp 1-3 lần/ngày.
Mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau 2 phút rồi lấy trung bình 2 lần đo.
d) Thuốc điều trị THA
Thuốc lợi tiểu: làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và hạ huyết áp.
- Thiazid: benzthiazid, hydrochlorothiazid, indapamid.
- Lợi tiểu quai: furosemid
- Lợi tiểu giữ kali: amilorid, triamteren
- Kháng aldosteron: spironolacton, aldacton
Ngăn cản tác dụng của thần kinh giao cảm: giảm nhịp tim, giảm lưu lượng máu ở não, tạng, thận và mạch vành làm hạ huyết áp:
- Ức chế giao cảm trung ương: clonidin, methyldopa
- Chẹn beta giao cảm: atenolol, metoprolol
- Chẹn alpha giao cảm: prazosin, terazosin
- Chẹn alpha và beta giao cảm: labetalol, carvedilol
Giãn mạch:
- Chẹn kênh calci: nifedipin, amlodipin, nicardipin
- Ức chế men chuyển: benazepril, captopril, enalapril, quinapril
- Kháng thụ thể angiotensin II: irbesartan, losartan, telmisartan
- Giãn mạch trực tiếp: hydralazin, minoxidil.
7. Thảo dược có tác dụng hạ huyết áp
Giảo cổ lam: Gypensoside là thành phần chính có trong giảo cổ lam, là saponin có cấu trúc triterpenoid. Kết quả nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm cho thấy, gypenoside trong giảo cổ lam làm tăng giải phóng nitric oxyd ở tế bào nội mạch máu, do đó có tác dụng làm giãn mạch, hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp, giúp cơ thể duy trì huyết áp ổn định. Hơn nữa, các saponin còn có tác dụng gắn kết và nhũ hóa lipid máu, tăng hoạt tính enzyme phân giải lipid máu, từ đó làm giảm lipid máu, giảm hình thành các mảng xơ vữa. Giảo cổ lam còn làm tăng tiết insulin, tăng vận chuyển insulin vào tế bào, giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể, qua đó hạ đường huyết.