Glipizid DOMESCO
Hoạt chất:
Glipizid
Chỉ định:
- Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (đái tháo đường type II) khi chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được đường huyết.
Liều dùng:
Liều khởi đầu ở người bệnh chưa được điều trị:
- Người lớn: 5 mg/ ngày; Người cao tuổi hoặc người có bệnh gan là 2,5 mg/ ngày. – Liều lượng tiếp theo phải được điều chỉnh theo tính dung nạp thuốc và đáp ứng điều trị của người bệnh; liều lượng điều chỉnh thường tăng mỗi ngày 2,5 đến 5 mg cách từng đợt ít nhất vài ngày (thường 3 đến 7 ngày).
Liều duy trì:
- Một số trường hợp có thể được điều trị kết quả với chế độ uống thuốc 1 lần mỗi ngày, trong khi một số khác lại đáp ứng tốt hơn với chế độ điều trị chia làm nhiều lần. Tổng liều hàng ngày trên 15 mg thường phải chia làm nhiều lần.
Cách dùng:
- Glipizid thường được uống một lần vào buổi sáng khoảng 30 phút trước bữa ăn.
Tác dụng phụ:
- Nhức đầu, buồn nôn, đau thượng vị. Hiếm gặp: phù, hạ glucose huyết, hạ Na huyết, thay đổi huyết học, vàng da, ứ mật.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với glipizid hoặc đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường thiếu niên).
- Người đái tháo đường nhiễm toan thể ceton hôn mê hoặc không hôn mê.
- Người bị bệnh nặng, suy gan, phẫu thuật, mang thai, cho con bú, khi đó phải dùng insulin thay thế.
- Phải rất thận trọng khi dùng glipizid ở người suy thận.
Thận trọng:
- Hạ glucose huyết: Tất cả các sulfonylurê đều có thể gây hạ đường huyết trầm trọng.
- Suy gan hoặc thận có thể làm tăng nồng độ glipizid trong máu và suy gan có thể làm giảm khả năng tạo glycogen, cả 2 yếu tố này làm tăng nguy cơ gây hạ đường huyết trầm trọng.
- Khi người bệnh đã có lượng đường máu ổn định nhưng bị các stress như sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn, phẫu thuật phải ngừng ngay glipizid và thay bằng insulin.
- Hiệu quả điều trị của glipizid làm giảm glucose huyết đến mức độ mong muốn, đều bị giảm sau một thời gian điều trị, có thể do bệnh nặng lên hoặc do giảm đáp ứng với thuốc.
Tương tác thuốc:
- Thuốc chẹn beta, cholestyramin, hydatoin, rifampicin, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc kháng H2, rượu, tác nhân kiềm hóa nước tiểu.