Gần đây, chúng ta đang phải đối diện với các nguy cơ dịch cúm tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh và xã hội. Tuy là các dịch bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người còn chưa có hiểu biết về dịch cúm cũng như cách phòng ngừa khi có dịch cúm tràn lan. Sự chủ quan và thiếu kiến thức đôi khi mang lại hậu quả nghiêm trọng. Ở bài viết này, chúng tôi xin tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản về 3 dịch cúm hay gặp gần đây nhất là cúm A/H1N1, H7N9, H5N1.
Dịch cúm A/H1N1
1. Sơ lược về virus cúm A/H1N1 và cách thức lây truyền
Dịch cúm A/H1N1 do một loại virus cúm A (H1N1) gây ra và gây bệnh cho người. Ban đầu người ta gọi loại virus mới này là cúm heo vì các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều gien của virus này giống với gien của loại virus ở loài heo. Tiến hành những phân tích sâu hơn cho thấy loại virus này rất khác biệt với virus cúm heo lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Virus cúm A mới này là một loại có gien của 4 chủng virus gồm virus cúm người, cúm heo, cúm gia cầm và gien của cúm heo .
Cách thức lây truyền của virus cúm A đó là lây lan từ người sang người nhưng hiện nay chưa rõ mức độ của sự lây lan dễ dàng như thế nào. Sự lây lan này gần giống như sự lây lan của cúm mùa mà ta thường thấy. Virus lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, nhảy mũi. Đôi khi chỉ cần tay vi vấy hay dích chất tiết có virus sau đó đưa tay lên miệng mũi.
Khi một người bị nhiễm virus cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một này trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán virus lâu hơn. Cúm A/H1N1 chủ yếu lây qua đường hô hấp vì vậy mà ăn thịt heo được nấu chín không bị mắc bệnh. Virus có thể tồn tại từ 2-8h sau khi bám vào các bề mặt. Nước pha với chlorine 1-3mg/L đủ khả năng diệt virus cúm trong đó có cả virus cúm A mới.
2. Các triệu chứng khi mắc cúm A/H1N1
Cũng giống như cúm mùa, Cúm A/H1N1 có những biểu hiện như sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Có khoảng gần 50% bệnh nhân còn bị đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy, Trường hợp nặng hơn người bệnh bị ho nhiều, thở nhanh khó thở, chụp Xquang thấy tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp, phù phổi và tử vong.
Khi người sống trong vùng có dịch hay có đến vùng có dịch cúm A/H1N1 đang lưu hành trong vòng 7 ngày trước khi xuất hiện sốt hay có triệu chứng đau nhức mình, sổ mũi …phải được xét nghiệm xem có nhiễm virus cúm A/H1N1 không. Thời gian rời từ vùng có dịch chỉ trong 7 ngày và cần đến khám bệnh ở các cơ sở y té gần nhất để được hướng dẫn.
3. Xử lý khi nghi ngờ mắc dịch cúm
Khi nghi ngờ bị nhiễm virus cúm cần ở nhà và nne tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ đi khám bệnh. Bác sỹ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm phát hiện cúm. Hiện nay, xét nghiệm bằng phết mũi họng, các bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển đến các phòng xét nghiệm của các bệnh viện như BV Nhiệt đới, Nhi Đồng I và Nhi Đồng II. Những bệnh viện này đều có khả năng thực hiện kỹ thuật PCR tìm ra vi rút này.
Về phương pháp điều trị khi có dịch cúm, hiện nay đã có 2 loại thuốc dùng để điều trị virus cúm A, Thuốc uống Tamiflu và thuốc hít Relenza. Để có hiệu quả cần điều trị sớm trong vòng 24 h đầu sau khi có triệu chứng.
4. Phòng ngừa dịch cúm
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 mới. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan sau đây:
- Che miệng bằng tay hoặc khăn giấy khi ho, sau đó bỏ khăn giấy vào sọt rác và rửa tay.
- Có thể ho vào tay áo nếu không có khăn giấy.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng nhất là sau khi ho và hắt hơi.
- Không đưa tay chạm mắt mũi miệng vỉ virus có thể lây lan theo đường này.
- Tránh không tiếp xúc với người bệnh. Khi bị sốt nên tránh tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt.
Dịch cúm A/H7N9
Virus A/H7N9 là một loại virus cúm gây ra trên gia cầm, có nhiều chủng loại khác nhau của virus H7N9 như nhiều loại cúm A khác.
Người mắc virus cúm thường là sau khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh(cả loại sống và chết) hoặc tiếp xúc với môi tường chứa virus cúm gia cầm. Virus có nhiều trong cá thể bị bệnh, ví dụ trong phân và nước dãi của gia cầm bị bệnh. Chỉ cần ai đó chạm vào gia cầm bị bệnh hoặc môi trường chứa virus, rồi sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng, họ có thể bị nhiễm virus.
Cũng có một số nghiên cứu cho thấy bệnh có thể lây nhiễm qua đường không khí, chẳng hạn khi một cá thể gia cầm bị nhiễm bệnh để lại virus trong không khí, bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu bạn hít phải virus trong không khí. Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu nào nói về việc lây nhiễm từ người qua người của căn bệnh này.
Người bệnh bị nhiễm cúm A/H7N9 thường sốt cao và ho. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển thành các triệu chứng nghiêm trọng, như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng và suy đa cơ quan dẫn đến tử vong.
Cũng như cúm A/H1N1 hiện chưa có vaccine phòng ngừa virus cúm A/H7N9. Dịch cúm này đang diễn ra ở Trung Quốc và hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm bệnh nào tại Việt Nam.
Dịch cúm A/H5N1
Cúm gia cầm A/H5N1 hay còn gọi là cúm gia cầm do một loại virus gây ra qua tiếp xúc với gia cầm trong đó có cả chim.
Khi gia cầm bị bệnh thải ra virus trong phân của nó, phân khô và chuyển thành bột người có thể tiếp xúc phải virus và gây ra dịch cúm gia cầm.
Cúm gia cầm không thể lây từ người qua người, tuy nhiên nếu được biến đổi thì việc truyền từ người qua người có thể trở thành sự thực.
Người bị cúm gia cầm cũng có các triệu chứng như các bệnh cúm khác như đau họng, ho, sốt, đau nhức toàn thân, khó chịu.
Hiện đã có vắc xin H5N1 tạo ra một sự bảo vệ chống lại virus. Vắc xin cúm cũng có thể dùng được trong đơn thuốc.
Khi bị cúm gia cầm, người bệnh cần lập tức tới các trung tâm y tế để điều trị sớm. Loại thuốc được dùng để điều trị là thuốc kháng virus giảm bớt tình trạng nghiêm trọng của các triệu chứng và có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Nên sử dụng thuốc trong vòng 48h trước khi các triệu chứng tiến triển mạnh mẽ. Thuốc kháng virus phải được bắt đầu sử dụng trong vòng 2 ngày khi phát bệnh. Những thuốc này cũng có thể được chỉ định để phòng ngừa cúm.
Tuelinh.vn (Tổng hợp)