Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chất lượng giấc ngủ quyết định nhiều đến năng lượng làm việc cho ngày hôm sau. Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và mất ngủ kéo dài là một căn bệnh rất nghiêm trọng mà bất cứ ai dù có khỏe đến mấy cũng chớ nên xem thường.
Vì sao bị bệnh mất ngủ?
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như :
Chứng mệt mỏi kéo dài, mất sức, khó tập trung, tinh thần chán nản, uể oải. Những hiện tượng này đôi khi khiến cho người bệnh không theo kịp những gì đang diễn ra xung quanh mình, dẫn đến lo lắng, mất ngủ vào ban đêm. Tình trạng mất ngủ đôi khi còn khiến người bệnh có nguy cơ cao bị trầm cảm, sức khỏe giảm sút, thậm chí dễ mất tập trung, dễ gặp tai nạn trên đường.
Lịch sinh hoạt thất thường có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Sinh hoạt thất thường có thể do yêu cầu của công việc (đối với những người phải làm ca kíp) dẫn đến thời gian sinh hoạt không điều độ. Việc ngủ theo thời gian chênh lệch nhau quá nhiều cho mỗi ngày rất dễ gây rối loạn giấc ngủ, làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể tăng nguy cơ bị mất ngủ.
Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng thói quen của người ngủ cùng. Chẳng hạn như bạn ngủ cùng bạn có thói quen ngáy khi ngủ, bạn rất dễ bị tỉnh giấc, rất khó đi vào giấc ngủ trở lại.
Nguyên nhân gây mất ngủ cũng phải kể đến yếu tố môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, và độ thoáng khí. Đương nhiên là với những người khó ngủ, một môi trường quá sáng, quá ồn hoặc quá nóng hay quá lạnh … đều có thể khiến khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh mất ngủ cũng có thể do ảnh hưởng bởi một số bệnh khác. Nhóm bệnh cơ thể như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản., các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, stress, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ ….
Cũng có nhiều trường hợp mất ngủ có liên quan đến các bệnh như ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ. Mất ngủ cũng có thể do một số tình trạng sinh lý như mãn kinh, kinh nguyệt bị rối loạn, có thai, sốt, đau …
Một số nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ như sử dụng một số chất kích thích như cafe, rượu …. hoặc người bệnh bị ảnh hưởng bởi một số tác dụng phụ của thuốc.
Các dạng mất ngủ thường gặp
Về cơ bản, có 2 loại mất ngủ chính đó là tình trạng khó đi vào giấc ngủ dẫn đến mất ngủ và tình trạng khó ngủ. Dựa vào thời gian mắc bệnh, người ta chia bệnh mất ngủ ra làm 3 dạng :
- Mất ngủ tạm thời: là tình trạng mất ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
- Mất ngủ không thường xuyên: mất ngủ đến rồi đi, không đều
- Mất ngủ kinh niên: bệnh nhân mất ngủ hầu như nguyên đêm và kéo dài trong một tháng hoặc hơn nữa.
Điều trị bệnh mất ngủ như thế nào?
Để điều trị bệnh mất ngủ, trước tiên cần tìm hiểu và hạn chế các nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Chẳng hạn, bạn nhận ra rằng, khi uống cafe hoặc trà đặc vào buổi tối bạn rất dễ bị mất ngủ. Vậy thì giải pháp cho bạn trong trường hợp này là hạn chế sử dụng cà phê, trà đặc quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Trước khi đi ngủ bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, cũng không nên ăn quá no ….Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh có thể tự điều chỉnh để ngủ được mà chưa cần tới sự hỗ trợ của thuốc trị mất ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ. Đó là tất cả các phương pháp giúp tâm trạng bạn trở nên thư thái hơn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn bằng cách có thể bố trí giường ngủ tại một nơi thoáng mát,giữ cho chăn màn sạch sẽ ….
Một số trường hợp bệnh mất ngủ cần phải sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepine nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.
Một số bệnh nhân bị mất ngủ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm và giải lo âu. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hiệu quả thì vẫn cần sự tư vấn từ bác sỹ trước khi sử dụng thuốc.
Tuelinh.vn