Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mất cảm giác thèm ăn … có thể đó là những dấu hiệu của bệnh cúm. Thực tế bệnh cúm có lây truyền không? Và lây truyền như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó.
Bệnh cúm dễ lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi vào không khí
Bệnh cúm có lây không?
Theo các chuyên gia, cúm thông thường lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Những người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh khi họ có các triệu chứng bệnh (khoảng 1 tuần ở người lớn và 2 tuần ở trẻ nhỏ).
Bệnh cúm thường xảy ra ở phạm vi vài ổ dịch nhỏ, nhưng các đợt dịch lớn có khuynh hướng xảy ra sau mỗi vài năm. Các đợt dịch (khi bệnh lây lan nhanh và ảnh hưởng đến nhiều người tại một khu vực trong cùng thời điểm) xảy ra cao điểm trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện và sau đó bắt đầu giảm dần.
Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh cúm
Việc vaccine ngừa cúm thường được tiến hành từ tháng 9 đến giữa tháng 11 (mặc dù việc vaccine này có thể thực hiện vào các thời điểm khác trong năm). Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho một người đến 80% vào mùa bệnh.
Tuy nhiên do vaccine ngừa cúm ngăn ngừa sự nhiễm của chỉ một vài virus có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nên việc tiêm vaccine này cũng không đảm bảo bạn và gia đình không mắc bệnh vào mùa cúm, song nó giúp bệnh nhân giảm bớt số các triệu chứng và các triệu chứng cũng nhẹ hơn so với người không tiêm vaccine.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng việc tiêm vaccine ngừa cúm cho trẻ từ năm ngoái sẽ không có tác dụng bảo vệ trẻ trong mùa cúm năm nay, bởi khi đó vaccine đã hết hiệu lực và vì virus cúm luôn biến đổi hàng năm. Điều này cũng giải thích vì sao vaccine cúm luôn được hiện đại hóa mỗi năm, bao gồm cả các chủng virus mới nhất.
Những đối tượng nên và không nên tiêm ngừa cúm
Những đối tượng sau nên tiêm ngừa cúm:
- Tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi
- Người từ 50 tuổi trở lên
- Phụ nữ dự định mang thai
- Người có bệnh tim, phổi, thận, gan, suyễn, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, thiếu máu và các rối loạn về máu khác
- Người nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc những bệnh có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch
- Người điều trị kéo dài với corticoide
- Người điều trị ung thư với tia xạ hoặc thuốc
- Người có rối loạn về cơ và thần kinh có thể dẫn đến khó thở, khó nuốt
- Người từ 6 tháng đến 18 tuổi đang điều trị aspirin dài hạn vì có thể bị Hội chứng Reye nếu bị cúm.
- Những người ở trong nhà an dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính
- Nhân viên y tế
- Người chăm sóc hoặc có tiếp xúc trong gia đình với trẻ 0 đến 5 tuổi, người từ 50 tuổi trở lên, những người bệnh có nguy cơ cao mắc cúm bị biến chứng nặng.
Những đối tượng không nên tiêm ngừa cúm:
Có một số trường hợp không chích ngừa cúm được hoặc nên hoãn chích một thời gian:
Những trường hợp KHÔNG chích ngừa cúm được:
- Người bị dị ứng nặng với trứng
- Người bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
- Người bị dị ứng nặng với lần chích ngừa vắc xin cúm trước đó.
Những trường hợp nên HOÃN chích ngừa cúm:
- Những người đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng, thường nên chờ cho đến khi hồi phục mới chích ngừa cúm.
- Những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thường có thể chích ngừa cúm được.
Tìm hiểu thêm về bệnh cúm tại đây