Axid
HOẠT CHẤT:
- Nizatidine
CHỈ ĐỊNH:
- Nizatidine dùng trong thời gian 8 tuần để chữa vết loét tá tràng tiến triển. Nizatidine còn được dùng trong 12 tuần để chữa bệnh viêm thực quản được chẩn đoán qua nội soi, bao gồm cả viêm thực quản do loét và xước, có kèm triệu chứng ợ hơi nóng do trào ngược dạ dày-thực quản.
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG:
- Loét tá tràng tiến triển: Liều khuyên dùng cho người lớn là 300mg, uống một lần vào buổi tối, hoặc 150mg mỗi lần, uống hai lần trong 24 giờ.
- Phòng ngừa (liều duy trì phòng ngừa tái phát): Liều khuyên dùng cho người lớn là uống 150mg một lần duy nhất trong 24 giờ, uống vào buổi tối.
- Loét dạ dày lành tính tiến triển: Liều khuyên dùng cho người lớn là uống 300mg, dùng một lần trước khi đi ngủ tối, hoặc chia làm hai lần trong 24 giờ, mỗi lần 150mg. Trước khi khởi đầu trị liệu, nên cẩn thận loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính.
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Liều uống cho người lớn để trị các viêm xước niêm mạc, loét dạ dày kèm theo cảm giác ợ hơi nóng là mỗi lần 150 mg, dùng 2 lần trong 24 giờ, hoặc có thể dùng đến 300 mg mỗi lần, 2 lần trong 24 giờ.
TÁC DỤNG PHỤ:
- Tác dụng phụ trên các cơ quan bao gồm trên gan: Tổn thương tế bào gan; trên hệ thần kinh trung ương: cũng gặp chứng lú lẫn tâm thần thoáng qua; hệ nội tiết: Nizatidine không có tác dụng kháng androgen. Bất lực và giảm ham muốn tình dục cũng gặp với tần suất tương tự như ở người bệnh uống placebo. Hiếm có trường hợp vú to ở đàn ông. Hệ huyết học: chứng thiếu máu thường gặp ở người dùng nizatidine hơn ở người dùng placebo. Cũng gặp một số hiếm trường hợp ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau khi dùng nizatidine. Trên da: chứng đổ mồ hôi và nổi mề đay thường gặp ở người dùng nizatidine. Ðỏ da và viêm da bong vảy cũng được ghi nhận. Quá mẫn cảm: các phản ứng quá mẫn hiếm xảy ra (như co thắt phế quản, phù thanh quản, đỏ da, tăng bạch cầu ưa eosin) cũng được ghi nhận.
- Các phản ứng phụ khác: Có gặp tăng acid uric/máu không do bệnh gút hoặc bệnh sỏi thận. Chứng tăng bạch cầu ưa eosin, sốt và buồn nôn có liên quan đến nizatidine cũng được ghi nhận.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc.
THẬN TRỌNG:
- Nizatidine được thải trừ chủ yếu qua thận, do đó cần phải giảm liều đối với người bị suy thận từ mức độ trung bình đến nặng.