Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
1. Các loại thiếu máu
- Thiếu máu do thiếu B12
- Thiếu máu do thiếu folate
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Thiếu máu do bệnh mạn tính
- Thiếu máu tan máu
- Thiếu máu bất sản vô căn
- Thiếu máu hồng cầu to
- Thiếu máu ác tính
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Thalassemia
2. Nguyên nhân
Cơ thể cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để tạo ra đủ hồng cầu. Sắt, vitamin B12 và axit folic là ba yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng do:
- Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng (ví dụ, bệnh celiac )
- Ăn uống không đầy đủ
- Mất máu từ từ (ví dụ, kinh nguyệt nhiều hoặc loét dạ dày)
- Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày hoặc ruột
Nguyên nhân có thể gây thiếu máu bao gồm:
- Một số thuốc
- Phá hủy các tế bào hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể do các vấn đề hệ thống miễn dịch)
- Bệnh mạn tính như bệnh thận mạn, ung thư, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp.
- Một số bệnh thiếu máu, như bệnh Thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Mang thai
- Vấn đề về tủy xương như lymphoma, bệnh bạch cầu, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.
- Nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng.
- Chảy máu cấp tính trong chấn thương, xuất huyết nội tạng.
3. Triệu chứng
Không có các triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Nếu bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng ban đầu có thể là:
- Hay gắt gỏng
- Yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hoặc khi tập thể dục.
- Đau đầu
- Không tập trung suy nghĩ được
Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng gặp là:
- Da xanh, niêm mạc nhợt
- Móng tay khô, mất bóng, dễ gãy
- Tim: nhịp nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu
- Hô hấp: khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh
- Thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất, ngất
- Rối loạn tiêu hóa, ăn kém, lưỡi đau
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ hoặc giảm khả năng tình dục ở nam
Xét nghiệm máu: coi là thiếu máu khi bệnh nhân có 2 trong 3 dấu hiệu sau
- Hematocrit giảm dưới mức bình thường
- Nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường
- Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường
3. Điều trị
Điều trị cần dựa vào nguyên nhân của tình trạng thiếu máu, có thể gồm:
- Truyền máu
- Corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch
- Erythropoietin hồi phục chức năng tủy xương
- Bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic, hoặc vitamin và khoáng chất khác
4. Biến chứng
Thiếu máu nặng có thể gây ra thiếu oxy trong các cơ quan quan trọng như tim, có thể dẫn đến đau tim.
Cần gặp chuyên gia y tế nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của thiếu máu, hoặc bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào.
5. Dược liệu hỗ trợ điều trị thiếu máu
- Thục địa (Rhemannia glutinosa): tư âm dưỡng huyết, dùng trong trường hợp thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
- Đương quy (Angelica sinensis): Bổ huyết trong trường hợp thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xo, gầy yếu, hoạt huyết, thông tiện nhuận tràng.
- Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora): Bổ khí huyết trong trường hợp cơ thể mệt nhọc, thiếu máu, da xanh, thở ngắn, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều, nhuận tràng thông tiện.
- Cao ban long : chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực: Bổ huyết, dùng trong bệnh thiếu máu, an thai.
- Dầu gấc : lycopen trong dầu gấc kích thích tủy xương tạo máu, dùng cho người thiếu máu hoặc nhu cầu cao như phụ nữ mang thai.
- Huyết hươu Bắc Cực : có chứa 80% hàm lượng đạm và 1800 mg/kg sắt hữu cơ. Trong huyết hươu còn chứa các yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, tăng trưởng chiều cao, thần kinh, an thai và bổ dưỡng cho thai nhi.
Tuelinh.vn