Cà gai leo trở thành “dược liệu trọng điểm quốc gia”, không chỉ được ứng dụng rất phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan mà còn giúp người nông dân Việt xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu. Điều đó không phải ngẫu nhiên có được mà là nhờ sự tiên phong quyết liệt của Tuệ Linh trong mô hình bảo tồn và phát triển dược liệu quý này.
Tiên phong xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch
Cà gai leo có lẽ là một trong những cây thuốc nam được nghiên cứu bài bản nhất và tỉ mỉ nhất từ trước đến nay. Trải qua hơn 30 năm, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về loại cây này từ cấp Nhà nước đến cấp cơ sở. Tất cả đều khẳng định công dụng quý của Cà gai leo trong việc hỗ trợ điều trị men gan cao, viêm gan virus, ngừa xơ gan… mà cho đến nay không thảo dược nào có thể sánh bằng.
Cây cà gai leo
Từ thành công trong việc nghiên cứu và bào chế sản phẩm từ Cà gai leo, Tuệ Linh luôn tâm niệm chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo từ chính chất lượng nguồn dược liệu đầu vào. Yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch để vừa bảo tồn được một loại cây có ý nghĩa vô cùng to lớn với cộng đồng vừa có thể chủ động và đảm bảo chất lượng đầu vào.
Vì thế, nhiều năm qua, các chuyên gia dược liệu của Tuệ Linh đã chủ động tiến hành nghiên cứu khảo sát nhiều địa phương và quyết định chọn Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) làm địa phương đầu tiên để xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng này lại đặc biệt phù hợp với sự phát triển của cây Cà gai leo và đảm bảo giữ hàm lượng hoạt chất ở mức cao nhất để phục vụ sản xuất.
Vùng dược liệu Cà gai leo sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế của Tuệ Linh tại xã Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)
Là công ty đầu tiên xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch tại Việt Nam, Tuệ Linh đã đầu tư bài bản ngay từ đầu để tạo thành mô hình chuẩn nhằm áp dụng rộng rãi. Để đảm bảo đúng giống cà gai leo, công ty đã xây dựng vùng nhân giống riêng để cung cấp cây giống cho bà con, đồng thời cử các chuyên gia dược liệu hướng dẫn tận tình người dân từ cách gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hái, bảo quản… Tất cả đều theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Với sự đồng lòng quyết tâm của cả doanh nghiệp, chính quyền và người dân, vùng dược liệu Cà gai leo sạch tại Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã phát triển mạnh mẽ, mỗi hecta thu về khoảng 1,5 tấn cà gai leo một vụ, một năm cho thu hoạch 3 vụ. Hiện nay vùng cà gai leo sạch của Tuệ Linh ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi được mở rộng với diện tích gần 50ha.
Từ thành công của vùng nguyên liệu Nghĩa Hành, Tuệ Linh tiếp tục nhân rộng mô hình trồng Cà gai leo sạch tại Triệu Sơn (Thanh Hoá) từ năm 2015, đến nay vùng trồng cà gai leo sạch tại Triệu Sơn đã có diện tích lên tới 30ha, và tương lại sẽ mở rộng tới gần 100ha ở vùng lân cận. Những vùng trồng Cà gai leo sạch của Tuệ Linh không chỉ đảm bảo nguồn cung sản xuất mà còn mở đường tiên phong cho mô hình trồng dược liệu để bảo tồn phát triển cây thuốc Việt.
Tiên phong giúp dân thoát nghèo nhờ dược liệu sạch
Không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn, xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch còn giúp cho người dân địa phương có công ăn việc làm rất ổn định. Những vùng đất khô cằn, hoang hóa năm nào, giờ đã xanh tươi cây dược liệu. Những người dân quanh năm khốn khó, không biết trồng cây gì để thoát khỏi nghèo đói giờ đã có thu nhập cao hơn nhờ trồng Cà gai leo. Chỉ với vài sào đất, sau 3-4 tháng, nhiều hộ gia đình giờ đã có thể thu về trên dưới 20 triệu đồng, một con số không hề nhỏ đối với người nông dân.
Vùng dược liệu Cà gai leo giúp cho người dân địa phương có công ăn việc làm rất ổn định
Chẳng hạn như gia đình anh Trần Văn Thành (xã Hành Trung, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) có 4 ha đất trồng khoai mì trước đây giờ đã chuyển sang trồng Cà gai leo. Anh cho biết: “Với 4 ha cà gai leo mỗi năm sản xuất 3 vụ, mỗi vụ sau khi trừ chi phí cho gia đình anh thu nhập khoảng 200 triệu đồng, tức 1 ha cà gai leo cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng. Trên cùng một sào đất, nếu trồng cây mì, giỏi lắm cũng chỉ lãi được mỗi sào 2,2 triệu đồng/năm”.
Tương tự gia đình ông Nguyễn Minh Tâm (xã Hành Trung, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), chỉ với 3 sào đất, trong vòng 6 tháng, ông thu về gần 35 triệu đồng sau khi thu hoạch xong 2 vụ cà gai leo. ” – ông cho biết. Người nông dân trồng Cà gai leo cũng yên tâm, không còn lo cảnh được mùa mất giá vì Tuệ Linh ký hợp đồng dài hạn, bao tiêu đầu ra cho các hộ nông dân. Theo ông Đàm Bảng- Trường Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hành, sự thành công trong mô hình trồng dược liệu Cà gai leo sạch theo tiêu chuẩn quốc tế không cCà gai leo không quá tốn công chăm sóc vì khí hậu, thổ nhưỡng tốt cho sự phát triển của cây. Tính kinh tế không cây gì có thể sánh bằng cây này”hỉ góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân mà còn góp phần làm giàu cho họ.
Rõ ràng, mô hình trồng cà gai leo sạch của Tuệ Linh là một việc làm nhiều ý nghĩa, là động lực để Tuệ Linh tiến hành mở rộng thêm nhiều vùng trồng Cà gai leo sạch hơn nữa, hướng tới mục tiêu vừa mang đến lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ sức khỏe cho người Việt.
Theo báo KH-ĐS ngày 05/10/2016