Thấp khớp cấp hay còn gọi là sốt cấp thấp, thấp tim là một bệnh viêm có thể phát triển như là một biến chứng của viêm họng không được điều trị hoặc điều trị kém. Đây là một bệnh hệ thống ở tổ chức liên kết với biểu hiện viêm xảy ra ở nhiều nơi: tim, khớp, não, tổ chức dưới da, da, màng đáy cầu thận. Do liên cầu trùng tan huyết Streptococcus A gây nên.
Thấp khớp cấp nhấn mạnh là tổn thương tại khớp nhưng tổn thương nặng nề nhất lại là tim. Tổn thương tim có thể là nguyên nhân gây tử vong trong đợt cấp của bệnh, là nguyên nhân của các bệnh tim sau này. Bệnh này còn có tên là “khớp đớp tim”.
Triệu chứng thấp khớp cấp
Bệnh bắt đầu bằng triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp do liên cầu trùng tan huyết như sốt, chảy nước mũi, nuốt đau, sưng hạch ở cổ kéo dài 4-5 ngày, sau đó các triệu chứng này giảm dần. Sau đó là đợt tấn công của thấp khớp cấp.
- Viêm đa khớp : Đặc điểm là di chuyển nhiều khớp trong tuần. Các khớp viêm có sưng, nóng, đỏ đau. Thương bị từ 2 khớp trở lên.
- Viêm tim là triệu chứng quan trọng của thấp khớp cấp nên còn viêm do thấp. Nó thường gây những hậu quả nặng nề sau này nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Viêm tim gặp ở 51% số người thấp khớp cấp. Viêm tim thường dẫn đến tim to, suy tim, viêm màng ngoài tim
- Xuất hiện các hạt dưới da: đường kính bé 1-20m/m, cứng, tạo thành hạt, nằm ngay ở những vùng da lồi ở khuỷu tay, sau 1 tuần thì mất.
Các triệu chứng khác:
- Sốt là triệu chứng xuất hiện sớm, gặp 71% số bệnh nhân thấp khớp cấp. Sốt 38-39oC, kéo dài một vài tuần.
- Biểu hiện tổn thương ở cơ quan tiêu hoá: đau bụng vùng rốn, đau vùng gan do gan to.
- Biểu hiện ở thận: có thể đái ra máu, protein, trụ niệu -> Biểu hiện của viêm cầu thận
- Ngoài ra còn phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim,…
Dấu hiệu nhận biết thấp khớp cấp
– Khởi bệnh thường là cấp tính với sốt, đau – viêm họng, đau – viêm khớp
– Vị trí bắt đầu thường ở các khớp lớn (khớp gối, khuỷu tay, khớp cổ chân).
– Sốt thấp bị một lần thì rất hay tái phát, cứ thế tái phát nhiều lần (nếu sốt thấp biểu hiện bằng thấp tim thì càng hay tái phát hơn). Nhưng cũng nhận thấy tái phát thường có gốc là một tái viêm họng hầu. Và nếu càng đẩy lùi được khoảng cách tái phát sốt thấp, tức càng xa lần khởi phát hoặc càng cách xa đợt cấp ngay trước đó thì xu hướng tái phát này ngày càng giảm đi. Sự tái phát này thường xảy ra nhiều (90%) từ 5 – 20 tuổi, cá biệt mới có tái phát sau 30 tuổi.
Dấu hiệu toàn thân: Sốt, viêm họng, mệt mỏi, xanh xao, múa vờn, suy tim.
Biến chứng của thấp khớp cấp
Bệnh này tác hại lên khớp chỉ thoảng qua nhưng để lại hậu quả nặng nề vĩnh viễn ở tim (“liếm khớp, đớp tim”), đó là các “tật van tim sau thấp”: Viêm màng ngòai tim, màng trong tim, viêm cơ tim.
Nguyên nhân nào gây thấp khớp cấp?
– Bệnh căn liên quan viêm họng đỏ do liên cầu khuẩn (Streptococcus) b tan huyết nhóm A
Ai dễ mắc bệnh thấp khớp cấp?
- Gặp đều ở cả 2 giới (Nữ=Nam)
- Bệnh thường mắc ở trẻ em lứa tuổi đến trường (thường từ 5 đến 15 tuổi)
- Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 – 0,6% dân số trẻ em, rất ít gặp ở người lớn
Cách nào phòng ngừa thấp khớp cấp?
Bệnh thường bắt đầu từ trẻ 5 -15 tuổi, sau đó tái phát nhiều lần. Để phòng ngừa các bậc phụ huynh cần lưu ý
- Hướng dẫn con vệ sinh răng, miệng, Họng sạch sẽ.
- Ăn chín, uống sôi, mặc ấm cho bé trong những ngày lạnh, phòng viêm họng, giữ vệ sinh thân thể.
- Không nên cho trẻ ngủ và sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt, chật chội…
- Khi thấy con có những biểu hiện: viêm Họng kèm đau, sưng tấy, viêm khớp cổ tay, cổ chân, đau tức ngực, khó thở…Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Nếu trẻ đã mắc bệnh, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để có kết quả tốt nhất.
Chữa trị thấp khớp cấp như thế nào?
- Bệnh phải được chẩn đóan xác định sớm để điều trị chống liên cầu tan huyết nhóm A ở họng, phòng thấp, ngừa tái phát, ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở tim, van tim của trẻ.
- Điều trị phòng thấp phải liên tục, đều đặn, đủ thời gian, liều lượng.