Xương mềm, xốp, biến dạng… là những hệ quả xấu của bệnh còi xương ở trẻ . Tuy nhiên, trong vòng 3 năm đầu đời, trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Các bác sỹ cho biết, những trẻ dễ bị còi xương là trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm hay các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3. Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai .
Trẻ sinh vào mùa đông thiếu ánh sáng, phải mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng… cũng là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Theo các bác sỹ, trong vòng 3 năm đầu đời, trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách. Nhưng tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và không quên tắm nắng.
Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.Trẻ sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút.
Cần cho con uống một liều vitamin D3 để điều trị dự phòng vào mùa đông. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần.
Theo Mẹ yêu con