Tuệ Linh – Cty dược phẩm – Y tế sức khỏe https://tuelinh.vn Tue, 10 Sep 2024 06:43:19 +0000 vi hourly 1 Hình ảnh người bị mẩn ngứa nổi mề đay giúp nhận biết nhanh https://tuelinh.vn/hinh-anh-man-ngua-noi-me-day-26345 https://tuelinh.vn/hinh-anh-man-ngua-noi-me-day-26345#respond Wed, 14 Aug 2024 03:50:42 +0000 https://tuelinh.vn/?p=26345 Hiện tượng mẩn ngứa nổi mề đay diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên, chúng lại rất dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng khác. Trong bài viết dưới đây, Tuệ Linh sẽ tổng hợp hình ảnh người bị mẩn ngứa nổi mề đay để giúp bạn có thể nhận biết nhanh chóng và chính xác hơn.

Sơ lược về tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay

Mề đay hay mày đay là tình trạng da nổi sần thành từng mảng, có xu hướng lan rộng và kèm theo ngứa ngáy. Chúng xảy ra do phản ứng của các niêm mạc và mao mạch dưới da khi gặp phải các tác nhân dị ứng.

Cụ thể, khi các yếu tố dị nguyên xâm nhập và tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được được kích hoạt để giải phóng một loạt các chất chống lại chúng, bao gồm histamin. Lượng histamin tăng cao sẽ hình thành các phản ứng như sưng tấy, nổi mề đay, mẩn ngứa…

Tình trạng mề đay mẩn ngứa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Cụ thể:

  • Dị ứng: Thực phẩm, hóa chất, côn trùng, lông động vật, khói bụi, phấn hoa…
  • Bệnh lý: lupus ban đỏ, tuyến giáp tự miễn, suy giảm chức năng gan…
  • Tác nhân vật lý: chà xát da, vận động mạnh với cường độ cao…
  • Các nguyên nhân khác: stress, thay đổi nhiệt độ đột ngột, di truyền…

Mề đay có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng mặt, lưng, ngực, tay và chân.

☛ Xem chi tiết: Những điều cần biết về mề đay mẩn ngứa

Hình ảnh mẩn ngứa nổi mề đay theo từng vị trí

Mề đay ở mặt

Các nốt mề đay ở mặt rất dễ nhận thấy, ngoài cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chúng cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.

Hình ảnh người bị nổi mề đay mẩn ngứa ở mặt

Mề đay ở lưng

Các nốt mề đay có thể lan rộng ra toàn bộ vùng lưng:

Càng gãi người bệnh sẽ càng thấy ngứa.

Mề đay ở bụng

Tương tự như các vị trí khác, các nốt sẩn mề đay ở bụng cũng xuất hiện với nhiều kích thước khác nhau và có thể lan rộng thành từng mảng lớn, có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh.

Mề đay ở tay

Mề đay cũng thường xuất hiện ở cánh tay và lan rộng đến cả bàn tay, ngón tay.

Hình ảnh người bị nổi mề đay ở bắp tay, khuỷu tay:

Hình ảnh cẳng tay bị nổi mề đay mẩn ngứa:

Tình trạng nổi mề đay ở ngón tay:

Các nốt mề đay ở cổ tay, bàn tay:

Mề đay ở chân

Các nốt mề đay ở chân có thể xuất hiện với kích thước nhỏ, sau đó dần lan rộng thành mảng lớn.

Hình ảnh mề đay mẩn ngứa ở đùi sau, khoeo chân và bắp chân:

Hình ảnh ề đay ở đùi trước và đầu gối:

Hình ảnh nổi mề đay ở đùi và cẳng chân:

Mề đay ở cổ – gáy

Hình ảnh người bị mẩn ngứa nổi mề đay ở vùng cổ:

Các nốt mề đay cũng có thể xuất hiện thành từng mảng sau gáy:

Một vài hình ảnh khác về tình trạng mề đay mẩn ngứa

Mề đay vẽ nổi:

Mề đay vẽ nổi là một dạng rối loạn da, chúng đặc trưng bởi các vết lằn sưng xuất hiện sau khi da bị tác động vật lý như dùng bút hoặc vật nhọn viết lên da, gãi cào mạnh…

Hình ảnh da bị tác động bởi vật nhọn gây mề đay vẽ nổi

Mề đay phù mạch:

Mề đay phù mạch là tình trạng niêm mạc và da bị sưng viêm cục bộ. Mặc dù có những triệu chứng tương tự như mề đay thông thường tuy nhiên phù mạch lại không gây cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy dữ dội. Thay vào đó, tình trạng sưng viêm lại diễn ra sâu trong biểu bì da. Trường hợp nghiêm trọng, chúng còn có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, gây sưng phù đường hô hấp và tiêu hóa, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mề đay phù mạch khiến môi bị sưng lớn
Phần mắt của người bệnh cũng có thể ảnh hưởng

Tình trạng mề đay phù mạch cũng có thể khiến tay, chân của người bệnh bị sưng phù.

Khi nhận thấy hình ảnh nổi mề đay mẩn ngứa phải làm sao?

Với tình trạng mề đay mẩn ngứa thông thường, triệu chứng sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, nếu không được can thiệp xử lý, điều trị đúng cách, chúng có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng da, suy nhược cơ thể, suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà:

  • Loại bỏ các yếu tố gây kích ứng (nếu có).
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng, sử dụng quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế gãi cào, cắt ngắn móng tay để tránh gây tổn thương da.
  • Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước, tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò, đồ ăn cay nóng…

Ngoài ra, với các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân hoặc đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng không được cải thiện, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, tim đập nhanh, mạch yếu… hãy đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức, tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

☛ Tìm hiểu thêm: Cách trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả!

]]>
https://tuelinh.vn/hinh-anh-man-ngua-noi-me-day-26345/feed 0
Tổng hợp các cách trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả! https://tuelinh.vn/cach-tri-me-day-man-ngua-26310 https://tuelinh.vn/cach-tri-me-day-man-ngua-26310#respond Wed, 31 Jul 2024 08:35:41 +0000 https://tuelinh.vn/?p=26310 Mề đay mẩn ngứa không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Trong bài viết dưới đây, Tuệ Linh sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin tổng hợp về những cách trị mề đay mẩn ngứa được áp dụng phổ biến hiện nay.

Hiểu nhanh về mề đay mẩn ngứa

Mề đay (mày đay) đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt sẩn cục (gần giống nốt muỗi đốt) xuất hiện theo từng mảng lớn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Chúng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý hoặc tình trạng khác nhau, bao gồm: chức năng gan kém, rối loạn nội tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng hóa chất, dị ứng thuốc hoặc dị ứng phấn hoa và lông động vật… Ngoài ra, hiện tượng nổi mề đay cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền hay sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ đột ngột…

Khi các tác nhân gây hại tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt, giải phóng hàng loạt các chất, bao gồm histamine để chống lại chúng. Điều này làm cho niêm mạc và mao mạch dưới da bị kích thích, dẫn đến tình trạng nổi mề đay, sưng tấy và ngứa ngáy.

Phần lớn trường hợp mề đay mẩn ngứa đều không nguy hiểm, chúng thường chỉ gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp xử lý và chăm sóc đúng cách, mề đay mẩn ngứa có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, suy nhược cơ thể… Trường hợp dị ứng nghiêm trọng người bệnh cũng có thể bị suy hô hấp, thậm chí tử vong trong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các cách trị mề đay mẩn ngứa

Dưới đây là một số cách trị mề đay mẩn ngứa bạn có thể tham khảo:

1. Cách ly với tác nhân gây bệnh

Đa số các trường hợp nổi mề đay thông thường, triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên nếu không được cách ly với các tác nhân gây dị ứng, tình trạng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, một trong những việc làm quan trọng trong điều trị mề đay mẩn ngứa là xác định chính xác tác nhân gây kích ứng và tránh tiếp xúc với chúng.

Để làm được điều này, hãy xem xét các yếu tố mà bạn đã tiếp xúc hoặc sử dụng gần đây (côn trùng, lông động vật, thuốc, hóa chất…) cũng như những thay đổi đổi về tâm sinh lý (nội tiết, stress), từ đó xác định căn nguyên gây bệnh. Ngoài ra, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, từ đó xác định chính xác yếu tố dị nguyên và kiểm soát tình trạng mề đay mẩn ngứa một cách hiệu quả.

2. Trị mề đay mẩn ngứa bằng muối

Muối có đặc tính sát khuẩn, có thể giúp giảm ngứa và làm dịu da. Bạn có thể sử dụng muối để trị mề đay mẩn ngứa theo cách sau:

  • Chuẩn bị khoảng 200g muối hạt, rang trên chảo cho đến khi muối phát ra tiếng nổ lách tách
  • Chút muối đã rang vào khăn sạch, quấn lại, cho vào túi chườm
  • Vệ sinh vùng da bị mề đay, thấm khô nước, sau đó nhẹ nhàng đặt túi chườm muối lên, chú ý nhiệt độ tránh bị bỏng
  • Khi muối nguội, có thể làm nóng lại và chườm thêm lần nữa.

3. Trị mề đay mẩn ngứa với lá khế

Từ lâu trong dân gian đã xem lá khế như “thần dược” trị mề đay mẩn ngứa nhờ khả năng xoa dịu cơn ngứa, cải thiện các nốt mề đay với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch
  • Rang lá khế trên chảo cho đến khi lá héo lại thì tắt bếp
  • Chờ vài phút cho lá khế nguội bớt rồi dùng đắp lên vùng da bị mề đay
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi các nốt mề đay biến mất hoàn toàn.

Ngoài ra, việc dùng cành và lá khế nấu nước tắm cũng được nhiều người áp dụng trong việc trị mề đay mẩn ngứa.

4. Trị mề đay mẩn ngứa bằng lá trà xanh

Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh có chứa các thành phần như catechin, quercetin và EGCG… với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ cùng đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm ngứa, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ, thúc đẩy phục hồi tổn thương da.

Cách trị mề đay mẩn ngứa bằng trà xanh thường được áp dụng như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất
  • Vò nát lá trà xanh, cho vào ấm đun sôi cùng 1 lít nước sạch
  • Chắt nước lá trà xanh ra thau sạch, thêm một chút muối vào và hòa tan hoàn toàn
  • Pha thêm nước vào nước lá trà xanh cho vừa đủ ấm rồi dùng vệ sinh vùng da bị mề đay mẩn ngứa.

5. Cách trị mề đay mẩn ngứa với lá trầu không

Lá trầu không nổi tiếng với khả năng chống viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm nên thường được áp dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, bao gồm cả bầ thuốc trị mề đay mẩn ngứa.

Cách làm:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu tươi và một chút muối hạt
  • Rửa sạch lá trầu không, ngâm nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo
  • Giã nát lá trầu cùng một chút muối hạt
  • Vệ sinh dùng da bị mề đay, đắp hỗn hợp trầu không và muối lên da và giữ nguyên khoảng 30 phút, có thể dùng băng gạc cố định lại
  • Sau khoảng 30 phút thì tháo băng bạc và để thêm 30 phút nữa rồi mới rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Người bệnh không nên áp dụng các mẹo này trong trường hợp da có vết thương hở. Các mẹo chữa mề đay mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian thường cho tác dụng chậm, hiệu quả sẽ phụ thuộc cơ địa mỗi người.

6. Trị mề đay mẩn ngứa theo Đông y

Theo quan điểm Đông y, mề đay mẩn ngứa hay “Phong chẩn”, “Ma chẩn” xảy ra khi chức năng tạng phủ suy giảm, đặc biệt là can và tỳ (gan và lách), khiến độc tố tích tụ trong cơ thể không được thải trừ ra ngoài, gây hại cho phế (phổi). Phế là tạng chủ bì mao (quản về da, lông, tóc và móng), khi phế bị tổn thương, da sẽ phát ban sẩn.

Ngoài ra, khi dinh – vệ bất hòa, sức đề kháng của cơ thể sẽ suy yếu, tạo điều kiện cho ngoại tà xâm nhập, làm kinh lạc tắc nghẽn và giảm lưu thông khí huyết. Uất khí lại dẫn đến sinh nhiệt, phát ra bì phu (da), làm nổi sẩn, kèm theo ngứa.

Hướng điều trị mề đay mẩn ngứa theo Đông y sẽ tập trung vào việc cân bằng lại khí huyết, điều hòa tạng phủ và thanh nhiệt, giải độc. Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo:

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: Kim ngân 20g, Kinh giới, Cỏ mực, Nam hoàng bá, Cam thảo đất mỗi vị 16g, Chi tử, Phòng phong, Đương quy, Ngân hoa, Huyền sâm mỗi vị 12g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc cùng nước sạch, uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: Cát căn, Thương nhĩ, Hạ khô thảo, Nam hoàng bá, Kinh giới, Cỏ mực, Rau má, Thổ linh, Bồ công anh mỗi vị 16g, Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm mỗi vị 12g.
  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc cùng nước sạch, uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Chuẩn bị: Cỏ mần trầu, Tang diệp, Kim ngân, rau má mỗi vị 20g, Tang ký sinh, quả ké, Xương bồ mỗi vị 16g, Cam thảo, Sài hồ, Hoàng Cầm, Bạch thược mỗi vị 12g.
  • Rửa sạch dược liệu, sắc cùng nước sạch, uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y nêu trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng khi chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn. Ngoài ra, khi chữa mề đay mẩn ngứa bằng Đông y cần kiên trì thực hiện để cảm nhận được hiệu quả

7. Dùng thuốc tân dược

Sử dụng thuốc là phương pháp trị mề đay mẩn ngứa được đánh giá cao và cho hiệu quả nhanh chóng. Tùy trường hợp cụ thể, các thuốc sử dụng có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Có khả năng làm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy do mề đay gây ra. Một số thuốc có thể được sử dụng bao gồm: Cetirizine, loratadine, fexofenadine,…
  • Thuốc chống viêm: Các thuốc chống viêm như Leukotriene và colchicine có thể ức chế các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa.
  • Thuốc corticosteroid toàn thân: Có tác dụng ức chế miễn dịch và chống viêm mạnh. Trường hợp người bệnh bị mề đay mẩn ngứa nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường, thuốc corticosteroid có thể được chỉ định.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương, nhiễm trùng trên da.
  • Thuốc bổ sung vitamin và dưỡng chất: Các sản phẩm bổ sung vitamin và dưỡng chất cũng có thể được chỉ định cho người bệnh mề đay mẩn ngứa để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống lại các tổn thương và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Biện pháp điều trị khác: Các biện pháp như Immunoglobulin truyền tĩnh mạch hoặc thay huyết tương có thể được cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa nghiêm trọng và không đáp ứng với điều trị thông thường.

Lưu ý: Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên việc sử dụng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Những điểm cần lưu ý:

Để trị mề đay mẩn ngứa một cách an toàn, hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề như:

  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, cắt móng tay, tránh gãi cào khiến da bị tổn thương.
  • Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm mát và dịu da, hạn chế tình trạng da khô làm tăng nguy cơ kích ứng.
  • Bổ sung dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giúp cải thiện sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Tránh sử dụng các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, đậu phộng…
  • Uống nhiều nước để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.
  • Làm sạch không gian sống, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng
  • Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa…

Trên đây là bài viết giới thiệu những cách trị mề đay mẩn ngứa được nhiều người tin dung mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa có kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, khó thở, sưng môi, sưng mặt hoặc sưng họng… người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

]]>
https://tuelinh.vn/cach-tri-me-day-man-ngua-26310/feed 0
Bị mẩn đỏ khắp người phải làm sao? https://tuelinh.vn/man-do-khap-nguoi-phai-lam-sao-26257 https://tuelinh.vn/man-do-khap-nguoi-phai-lam-sao-26257#respond Mon, 29 Jul 2024 07:51:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=26257 Mẩn đỏ khắp người có thể xảy ra do những kích ứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý, khiến không ít người lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng Tuệ Linh tìm hiểu chi tiết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và giải đáp thắc mắc “Bị mẩn đỏ khắp người phải làm sao?”.

Bị mẩn đỏ khắp người là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ khắp người là tình trạng phổ biến, có thể gặp phải ở nhiều người. Ban đầu, các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện thành từng mảng với kích thước khác nhau, sau đó lan rộng ra toàn cơ thể và thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, triệu chứng cụ thể sẽ khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Một số nguyên nhân, bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Mề đay

Mề đay xảy ra do phản ứng của niêm mạc và mao mạch dưới da, làm xuất hiện các nốt sẩn đỏ, ngứa ngáy. Chúng khởi phát đột ngột tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, sau đó lan rộng ra toàn thân.

Các nốt mề đay thường biến mất sau vài giờ, tuy nhiên chúng cũng có thể kéo dài đến vài ngày, thậm chí hơn 6 tuần (mề đay mạn tính).

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da bị mẩn đỏ toàn thân. Cụ thể, khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh histamin, gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng, hóa chất, nguồn nước ô nhiễm hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc trị bệnh.. Ngoài ra, chúng cũng có thể khởi phát do các yếu tố dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, côn trùng, lông động vật…

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus dengue. Nổi mẩn đỏ trên da được xem là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Thông thường, các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện ở thân mình trước, sau đó lan rộng ra tay chân.

Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính liên quan đến virus. Bệnh cũng đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện mẩn đỏ trên da. Ban đầu, các nốt này sẽ xuất hiện sau tai, sau đó lan xuống mặt, cổ, thân mình rồi đến tay chân.

Bên cạnh đó, bệnh sởi còn gây ra các triệu chứng khác như sốt, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ và đau nhức, nôn mửa, tiêu chảy…

☛ Xem thêm: 10 bài thuốc trị bệnh sởi

Viêm mạch bạch huyết

Viêm mạch bạch huyết là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính thường liên quan đến vi khuẩn streptococcal, làm các hạch bạch huyết sưng lên, kèm theo triệu chứng điển hình là các vệt ban đỏ nhạy cảm trên da.

Một số triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, ăn không ngon…

Thay đổi nội tiết

Người trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh… thường có những thay đổi lớn về hệ thống nội tiết. Điều này có thể khiến hệ miễn dịch bị kích thích, phản ứng lại bằng tình trạng phát ban, nổi mẩn trên da.

Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh lý về tuyến giáp cũng rất dễ bị nổi mẩn khắp người.

Bệnh về gan thận

Gan và thận có vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố. Các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, suy thận, viêm thận… có thể làm độc tố tích tụ tích tụ lại bên trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động để loại bỏ các chất độc này, hệ quả làm xuất hiện tình trạng mẩn đỏ trên da, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.

Đặc biệt, các bệnh lý gan thận nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.

☛ Tìm hiểu thêm: Bị mề đay mẩn ngứa do gan kém phải làm sao?

Tiểu đường

Khi lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, cơ thể có thể xuất hiện một số rối loạn, làm các mạch máu dưới da bị tổn thương, giảm khả năng vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến các tế bào da. Da không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ trở nên khô sần, nổi mẩn, ngứa ngáy.

Bệnh về máu

Các bệnh lý như đa hồng cầu, loạn sản tủy, tăng Eosin trong máu… có thể gây ra các rối loạn về máu trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng nổi mẩn toàn thân.

Các nguyên nhân khác

  • Rôm sảy: Rôm sảy hay phát ban nhiệt là tình trạng thường gặp khi thời tiết nóng ẩm, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và không thể phát ra bên ngoài, tích tụ dưới da và hình thành các nốt mẩn đỏ, châm chích.
  • Nhiễm giun sán: Một số trường hợp ấu trùng giun sán có thể chui vào ống mật, khiến ống mật bị tắc nghẽn và làm độc tố tích tụ trong cơ thể. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng phản ứng lại với các chất độc này để loại bỏ chúng, gây nổi mẩn đỏ toàn thân.
  • Căng thẳng, stress: Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, não bộ sẽ sản sinh ra một số chất không tốt cho sức khỏe. Chúng có thể tác động xấu đến hệ miễn dịch, làm da nổi mẩn đỏ.

Bị mẩn đỏ khắp người phải làm sao?

Thông thường, tình trạng nổi mẩn đỏ trên da không quá nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó việc theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng và can thiệp khắc phục kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp xử lý khi bị mẩn đỏ khắp người mà bạn không nên bỏ qua:

Giữ vệ sinh và chăm sóc, bảo vệ da

Giữ vệ sinh và chăm sóc da đúng cách cũng là việc làm quan trọng để giúp các tổn thương nhanh phục hồi, cải thiện nhanh chóng tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người. Một số gợi ý cụ thể bao gồm:

  • Làm sạch da bằng nước ấm mỗi ngày. Sau khi tắm dùng khăn bông mềm thấm khô nước trên da, giữ da luôn khô thoáng.
  • Chọn trang phục rộng rãi, thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông và kích ứng.
  • Tránh gãi cào khiến da bị tổn thương nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… Đồng thời sử dụng các biện pháp bảo vệ da khi tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và các hóa chất độc hại…
  • Che chắn, bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đặc biệt khi nắng gắt.
  • Thoa kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, xoa dịu tình trạng kích ứng, đặc biệt trong những ngày trời hanh khô. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da.

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Việc bổ sung dinh dưỡng khoa học, phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể tác động tích cực đến quá trình phục hồi tổn thương da.

  • Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm mà bản thân bị dị ứng.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C để giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng da khô ngứa…
  • Uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và cung cấp độ ẩm cho da, góp phần giảm nhanh tình trạng nổi mẩn, kích ứng.

Kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh

Để hỗ trợ quá trình điều trị, khắc phục tình trạng mẩn đỏ toàn thân diễn ra hiệu quả hơn và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cũng nên chú ý đến việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Cụ thể:

  • Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm bớt căng thẳng sau những thời gian học tập, làm việc mệt mỏi.
  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe tổng thể, củng cố hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại bệnh tật.

Thăm khám và điều trị

Nếu bạn bị nổi mẩn đỏ toàn thân thường xuyên hoặc kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ do các yếu tố bệnh lý, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc điều trị như:

  • Thuốc kháng histamin: Trường hợp người bệnh bị ngứa ngáy khó chịu, các thuốc kháng histamin như Clobetasol, Doxepin, Hydroxyzine… có thể được chỉ định để làm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc bôi Corticosteroid: Có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, làm giảm tình trạng da sưng đỏ, ngứa ngáy. Một số thuốc như Hydrocortisone, Betamethasone, Fluocinolone… thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa ngáy nghiêm trọng và đáp ứng với các thuốc kháng histamin.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh bị nổi mẩn đỏ trên da kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn, khắc phục viêm nhiễm và ngăn tổn thương lan rộng.

Ngoài ra, nếu triệu chứng mẩn ngứa khắp người có liên quan đến yếu tố bệnh lý, người bệnh cũng cần sử dụng thêm các loại thuốc khác tùy thuộc vào căn nguyên cụ thể.

Dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng – giảm liều hay lạm dụng thuốc, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Kết luận:

Nổi mẩn đỏ khắp người thường không nguy hiểm tuy nhiên chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu gặp tình trạng này thường xuyên, kéo dài hoặc nghi ngờ có liên quan đến các căn bệnh khác, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị, hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn.

]]>
https://tuelinh.vn/man-do-khap-nguoi-phai-lam-sao-26257/feed 0
Bệnh mề đay mẩn ngứa – Nguyên nhân và cách trị https://tuelinh.vn/me-day-man-ngua-25263 https://tuelinh.vn/me-day-man-ngua-25263#respond Wed, 17 Jul 2024 06:55:53 +0000 https://tuelinh.vn/?p=25263 Hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều người. Vậy bệnh mề đay mẩn ngứa là gì? Đâu là nguyên nhân và cách trị ra sao? Bạn hãy cùng Tuệ Linh tìm hiểu nhé.

Bệnh mề đay mẩn ngứa là gì?

Mề đay hay mày đay là tình trạng da nổi sần, ngứa ngáy, các nốt sần có thể lan rộng thành mảng lớn, vô cùng khó chịu. Mề đay mẩn ngứa thực chất không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh lý hoặc tình trạng khác nhau. Chúng xảy ra do phản ứng của các niêm mạc và mao mạch dưới da khi gặp phải tác nhân gây dị ứng, bao gồm cả tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Khi các tác nhân gây dị ứng xâm nhập, tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng ra một loạt các chất để chống lại chúng, trong đó có histamin – một chất được tạo ra từ tế bào mast và các tế bào miễn dịch khác. Lúc này, cơ thể cũng phản ứng lại với lượng histamin tăng cao bằng cách gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng tấy, kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Các nốt mề đay có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất ở các vùng mặt, lưng, ngực, tay, chân. Hiện nay, chúng có thể được chia thành 2 dạng chính:

  • Mề đay cấp tính: Khởi phát đột ngột và kéo dài dưới 6 tuần.
  • Mề đay mạn tính: Tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tuần.

Nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa

Tình trạng mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Dị ứng

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mẩn ngứa nổi mề đay. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều tác nhân gây dị ứng như:

Dị ứng thực phẩm: Khi ăn phải các thực phẩm bản thân bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ xác định chúng là các yếu tố ngoại lai, đồng thời hình thành các phản ứng dị ứng như nổi mề đay để chống lại chúng. Dị ứng thực phẩm thường gặp phải khi ăn một số món giàu đạm từ hải sản, đậu phộng, trứng…

Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng

Dị ứng thuốc: Thường xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị viêm khớp, huyết áp, cảm cúm… cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thuốc, người bệnh cần ngừng uống và thông báo cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, xử lý kịp thời.

Dị ứng côn trùng: Một số loại côn trùng như ong, nhện, kiến ba khoang… có chứa độc tố và có thể gây dị ứng khi bị chúng cắn.

Dị ứng hóa chất: Việc tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc uốn – duỗi hoặc thuốc nhuộm tóc, nước giặt… cũng có thể gây tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay ở những người có cơ địa dị ứng.

Các tác nhân khác: Mẩn ngứa nổi mề đay cũng có thể xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên khác như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm….

Bệnh lý

Một số bệnh lý như tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia, lupus ban đỏ… không chỉ khiến nội tiết tố bị rối loạn mà còn làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng dị ứng, dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Ngoài ra, người mắc các bệnh lý như tiểu đường, viêm mạch máu… cũng có nguy cơ bị mề đay mẩn ngứa cao hơn bình thường.

Chức năng gan kém

Chức năng gan kém cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng mề đay mẩn ngứa. Theo đó, khi gan hoạt động kém hiệu quả, chúng sẽ không thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, làm các chất độc tích tụ ngày một nhiều thêm. Hệ thống miễn dịch có thể bị kích thích để cố gắng chống lại các chất này, dẫn đến mề đay mẩn ngứa.

☛ Đọc thêm: Cách trị mẩn ngứa ở người bệnh gan

Yếu tố di truyền

Hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người thân cận huyết mắc bệnh, ta sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

Stress

Tình trạng stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều các hormone cortisol, norepinephrine và adrenaline. Sự gia tăng của chúng sẽ làm giảm khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng tấn công cơ thể, đồng thời làm tăng nồng độ histamine, gây mề đay mẩn ngứa.

Nguyên nhân khác

Mề đay mẩn ngứa cũng có thể khởi phát bởi các yếu tố khác như:

  • Chà xát da quá mạnh hoặc mặc quần áo quá chật
  • Mặc quần áo ẩm ướt
  • Vận động thể chất với cường độ cao, làm việc nặng nhọc, gắng sức
  • Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột…

Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay mẩn ngứa

Các triệu chứng mề đay mẩn ngứa có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm cả mức độ nặng – nhẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:

Da nổi sẩn: Da của người bệnh xuất hiện các nốt sẩn phù (mề đay) với kích thước khác nhau, có màu đỏ hoặc nhạt hơn so với vùng da xung quanh và có ranh giới rõ ràng. Các nốt này thường xuất hiện tại một số vùng nhất định, tập trung thành từng mảng lớn hoặc cũng có thể mọc ở một vùng, sau đó lan rộng ra toàn thân.

Ngứa ngáy, càng gãi càng ngứa: Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị mề đay mẩn ngứa. Theo đó, vùng da bị kích ứng sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, càng gãi càng thấy ngứa, thậm chí kèm theo cảm giác nóng rát. Đặc biệt, cơn ngứa thường trở nên dữ dội hơn vào ban đêm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của người bệnh.

Các triệu chứng khác: Sưng môi, sưng mí mắt, đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng…

Mề đay mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp mề đay mẩn ngứa đều lành tính, chỉ gây cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng hoặc không được xử lý, chăm sóc đúng cách, chúng có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng, tổn thương da: Thói quen gãi cào khi ngứa có khiến da bị tổn thương, chảy máu, thậm chí nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Suy nhược cơ thể: Tình trạng ngứa ngáy kéo dài, đặc biệt và ban đêm, khiến bệnh nhân mất ăn – mất ngủ, lo lắng, lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Suy hô hấp: Một số trường hợp mề đay mẩn ngứa do dị ứng nghiêm trọng, thanh quản và lưỡi gà của người bệnh có thể bị phù nề (phù Quincke), dẫn đến các triệu chứng như khó thở, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim… thậm chí sốc phản vệ, đe dọa tính mạng người bệnh. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý cấp cứu ngay lập tức, tránh đáng tiếc có thể xảy ra.

Điều trị mề đay mẩn ngứa bằng cách nào?

Để khắc phục hiệu quả tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, việc điều trị cần tập trung vào đúng căn nguyên gây bệnh, loại bỏ và tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng.

Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, các biện pháp điều trị kết hợp có thể bao gồm:

Chăm sóc tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà mà người bệnh mề đay mẩn ngứa có thể áp dụng:

  • Vệ sinh da với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất hoặc chất gây kích ứng.
  • Tránh gãi cào gây tổn thương da, làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để làm mát và dịu da, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt để giảm kích ứng.
  • Vệ sinh nơi ở, thay chăn, ga và vỏ gối thường xuyên, loại bỏ các tác nhân gây hại có trong môi trường như bụi, phấn hoa, lông vật nuôi…
  • Tránh tiếp xúc với các loại xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa. Trường hợp cần sử dụng những sản phẩm này, hãy đeo găng tay và sử dụng đồ bảo hộ cần thiết.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tuyệt đối không ăn các thực phẩm mà bản thân bị dị ứng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất, hỗ trợ đào thải độc tố, giúp cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa nhanh chóng, hiệu quả hơn.

☛ Tham khảo: Món ăn bài thuốc phòng bệnh mề đay

Ngoài ra thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do đó, nếu bị mẩn ngứa nổi mề đay không rõ nguyên nhân và mãi không khỏi. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị mề đay mẩn ngứa cần thiết và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nội dung dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng cho vấn đề này, không phải là chỉ định dành cho bạn.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Các thuốc histamine như cetirizine, loratadine, fexofenadine,… có thể được sử dụng để giảm ngứa, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Thuốc chống viêm: Các thuốc chống viêm như leukotriene, colchicine… có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm, góp phần cảm các triệu chứng dị ứng.
  • Thuốc corticosteroid toàn thân: Được dùng cho các trường hợp mề đay mẩn ngứa nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc kháng histamine thông thường.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng trên da.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trường hợp mề đay mẩn ngứa nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, thuốc ức chế miễn dịch có thể được chỉ định.
  • Biện pháp điều trị khác: Immunoglobuline truyền tĩnh mạch hoặc thay huyết tương có thể được xem xét thực hiện cho các ca bệnh nặng, không đáp ứng điều trị.

Kết luận:

Mề đay mẩn ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hoặc tình trạng khác nhau. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh, kết hợp chế độ chăm sóc, điều trị khoa học. Đặc biệt, trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng như khó thở, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim… người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời, tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

]]>
https://tuelinh.vn/me-day-man-ngua-25263/feed 0