Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên, dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong huyết tương.
Suy thận cấp là tình trạng cấp cứu cần được xử trí nhanh chóng. Nếu không kịp bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng phù phổi cấp, ngừng tim. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lọc máu bằng thận nhân tạo, kết hợp với điều trị bệnh chính.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân trước thận chiếm 75%là các nguyên nhân gây giảm dòng máu tới thận, làm giảm áp lực lọc cầu thận như: Bỏng, mất nước, mất máu, hạ huyết áp, suy tim, đái tháo đường, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…
- Nguyên nhân tại thận chiếm 20% là các nguyên nhân gây độc cho thận như:
- Bệnh miễn dịch (viêm cầu thận cấp)
- Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống)
- Bệnh đái tháo đường
- Nhiễm độc (penicilamin, kim loại nặng)
- Hoại tử do thuốc, hóa chất (aminosid, amphotericin B), mật cá trắm
- Thiếu máu: do phẫu thuật, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển, cyclosporin…
- Tăng huyết áp
- Tăng calci máu, hạ kali máu, tăng acid uric máu
- Nguyên nhân sau thận: Sỏi oxalat, khối u, viêm tuyến tiền liệt, u buồng trứng…
Triệu chứng
Suy thận cấp do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nếu không được điều trị cũng diễn ra theo một trình tự biết trước gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn đái ít, vô niệu.
- Giai đoạn đái trở lại (đái nhiều)
- Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn đái ít, vô niệu
- Đái ít, vô niệu: có thể xuất hiện từ từ, lượng nước tiểu giảm dần rồi vô niệu nhưng vô niệu cũng có thể xuất hiện đột ngột.
- Nito phi protein máu tăng: ure máu, creatinin máu, acid uric máu tăng cao, khi tăng quá cao có thể dẫn đến hội chứng ure máu cao trên lâm sàng: khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể hôn mê.
- Rối loạn cân bằng nước, điện giải: phù, phù nhiều có thể dẫn tới suy tim, phù phổi cấp, phù não. Kali máu tăng gây rối loạn về dẫn truyền và trương lực, thường là nguyên nhân gây tử vong, biểu hiện là nhịp tim tăng, loạn nhịp, có thể ngừng tim, có thể yếu cơ, liệt cơ.
- Toan máu chuyển hóa (pH máu giảm)
- Tăng huyết áp vừa
- Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt tùy trường hợp.
Giai đoạn đái nhiều
- Lượng nước tiểu tăng dần trên 2l/ngày, có khi trên 4-5l/ngày kéo dài khoảng 5-10 ngày gây mất nước, mất điện giải.
Giai đoạn hồi phục
- Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường, biểu hiện lâm sàng tốt lên, các rối laonj sinh hóa dần bình thường. Giai đoạn phục hồi nhanh hay chậm phù hợp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng trung bình kéo dài 6 tháng đến 1 năm.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị để điều trị suy thận cấp, do đó mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân, duy trì sự sống của bệnh nhân cho đến khi chức năng thận tự phục hồi. Tùy thuộc giai đoạn nhưng chú ý vào giai đoạn đái ít, vô niệu.
Mục tiêu điều trị:
- Phát hiện, điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân.
- Cân bằng dịch và điện giải.
- Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận.
- Hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn vô niệu.
- Tránh sử dụng thuốc độc với thận.
Điều trị nguyên nhân
Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, toan máu
Nước: lượng nước đưa vào cần tính toán tùy nguyên nhân, thích hợp từng giai đoạn bệnh:
Ở bệnh nhân vô niệu cần đảm bảo cân bằng âm tức là lượng nước đưa vào (ăn uống, truyền dịch) ít hơn lượng nước thải ra (nước tiểu, phân, chất nôn, mồ hôi, hơi thở, da, chuyển hóa). Thường đưa vào 500ml/ngày. Lọc máu ngoài thận được chỉ định khi vô niệu kéo dài trên 4 ngày.
Ở giai đoạn đái nhiều cần truyền dịch hoặc uống oresol để chống mất nước, điện giải.
Hạn chế tăng Kali máu:
Hạn chế kali đưa vào: thức ăn nhiều kali như rau quả, thuốc, dịch truyền có kali.
Giải quyết các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.
Lợi tiểu mạnh thải kali như furrosemid (nếu bệnh nhân không mất nước, huyết áp tối đa >80mmHg)
Truyền glucose 30% 50ml + insulin 10 UI
Nhựa trao đổi ion như Kayexalate, Resonium A
Lọc máu ngoài thận khi kali máu > 6,5mmol/l
Hạn chế tăng ure máu:
Chế độ ăn giảm đạm 0,4g/kg/ngày
Bổ sung viên Ketosteril
Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn
Lọc máu nếu ure máu >35mmol/l và/hoặc creatinin >600mcmol/l
Chống toan máu:
Truyền NaHCO3 1,4% hoặc 4,2% hoặc tiêm NaHCO3 8,4% cải thiện tình trạng toan máu và làm giảm kali máu
Lọc máu khi có biểu hiện toan máu.
Thảo dược giúp thông tiểu, lợi niệu, tiêu phù
- Cỏ mần trầu: Tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, được dùng theo kinh nghiệm dân gian trong những trường hợp: sốt cao, co giật, nóng trong người, đái vàng, da mẫn đỏ đái dầm.
- Thổ phục linh: vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… Nó thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân và bạc, eczema (chàm) và một số bệnh ung thư.
- Mã đề: có tính hàn, vị ngọt không độc, có công dụng làm mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, sáng mắt, tiêu bướu, thông tiểu tiện, bổ âm, dưỡng tinh dịch
- Lá cối xay: vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu.
- Rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, đái buốt, đái dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Ở Thái Lan, rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, đái ra máu, bạch đới. Ở Trung Quốc còn dùng trị cao huyết áp. Hoa dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu
- Tầm gửi gạo: Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận (Viêm cầu thận). Dùng cho người bị sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan. Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.