Sỏi mật là sự hình thành và hiện diện của sỏi ở đường dẫn mật trong, ngoài gan (túi mật, ống túi mật, ống mật chủ, đường mật trong gan). Sỏi mật là bệnh khá phổ biến ở nước ta, là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn gan mật, nguyên nhân hay gặp của cấp cứu nội, ngoại khoa. Ở nước ta, sỏi ống mật chủ chiếm 95%, sỏi túi mật chiếm 4-5%.
Nguyên nhân
Hầu hết sỏi mật là hỗn hợp của cholesterol và sắc tố mật với các tỉ lệ khác nhau. Nguyên nhân hình thành sỏi mật:
Sự quá bão hòa cholesterol
Khi quá bão hòa, cholesterol bị tủa thành tinh thể và tạo thành sỏi. Sự bão hòa đó là do tế bào gan bài tiết ra quá nhiều cholesterol so vowischaats làm tan là muối mật và lecithin, hoặc do lượng cholesterol bình thường nhưng lượng muối mật và lecithin giảm đi.
Nguyên nhân thường gặp:
- Chế độ ăn giàu calo làm tăng tổng hợp cholesterol
- Các thuốc estrogen, clofibrat làm tăng bài tiết cholesterol, giảm bài tiết muối mật.
- Bệnh ở ruột làm giảm hấp thu muối mật.
- Béo: dự trữ muối mật giảm, bài tiết muối mật tăng nhanh nhưng không nhanh bài tiết Cholesterol.
- Vai trò của túi mật: Túi mật tái hấp thu nước do đó làm cho Cholesterol được cô đặc hơn, mặt khác túi mật tiết ra Mueus chất này có tác dụng làm cho Cholesterol và sắc tố mật dễ bị kết tủa.
- Vai trò của nhiễm khuẩn : Các men của vi khuẩn tiết ra biến bilirrubin thành bilirubinat dễ kết tủa. Đồng thời những tế bào viêm cùng với chất hoại tử trong lòng đường dẫn mật làm cho sắc tố mật kết tủa và tạo sỏi.
Ký sinh trùng đường mật
Sự xâm nhập của ký sinh trùng vào đường mật nhất là giun đũa kéo theo các vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân hay gặp ở nước ta. Sự hiện diện của sỏi trong đường dẫn mật dẫn tới bệnh lý nhiễm trùng và tắc đường mật.
Triệu chứng
- Cơn đau quặn gan: đau đột ngột dữ dội ở vùng dưới sườn phải, lan lên vai hoặc bả vai phải. Xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau về đêm (Lúc 22 – 24 giờ). Khi đau kèm theo nôn, không giám thở mạnh. Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày, có thể tái phát.
- Sốt: khoảng 12h sau cơn đau có sốt cao rét run do viêm đường mật hoặc túi mật.
- Vàng da: sau cơn đau 24h, xuất hiện vàng da, tùy thuộc mức độ tắc mật có thể vàng nhẹ hoặc vàng đậm. Đi ngoài phân bạc màu, ngứa trên da.
- Rối loạn tiêu hoá: Chậm tiêu, bụng trướng hơi, sợ mỡ, táo bón, ỉa chảy sau bữa ăn.
- Cơn đau nửa đầu (Migraine), đau nửa đầu dữ dội, nôn nhiều.
- Khi thăm khám thấy gan to đều, mặt nhẵn, mật độ chắc bờ tù, gan to, túi mật to và đau.
- Siêu âm phát hiện số lượng, kích thước sỏi, tổn thương kèm theo.
- Chụp đường mật cản quang thấy hình ảnh sỏi ở đường mật.
- Xét nghiệm chức năng gan: billirubin kết hợp tăng, AST, ALT tăng.
Biến chứng
- Viêm túi mật cấp
- Viêm màng bụng mật
- Viêm đường mật do nhiễm trùng nặng có thể gây áp xe đường mặt. Do mật vào dạ dày tá tràng.
- Xơ gan ứ mật.
Điều trị
Chế độ ăn
- Kiêng mỡ (Nhất là mỡ động vật)
- Ăn giảm calo: 2.000 Calo/ ngày
- Ăn ít thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…; ăn tăng đạm như thịt, cá, sữa, hạt đậu các loại… để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan; ăn thức ăn giàu đường bột: thức ăn này dễ tiêu lại không ảnh hưởng đến mật, có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón; ăn thức ăn giàu vitamin C và nhóm B như rau, hoa quả tươi. Thức ăn nên dùng: nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như thịt lợn thăn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra, nên dùng một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, lá vọng cách, lá đinh lăng và các thức kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng như bơ, dầu ôliu, dầu vừng, mỡ gà vịt.
- Hạn chế dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá có nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Ngoài ra, cần phải kiêng rượu, bia, thuốc lá. Hạn chế ăn gia vị đậm đặc, mỡ động vật. Tránh ăn quá no và tránh để quá đói. Lao động và vận động vừa sức. Tránh lo lắng, suy nghĩ, mất ngủ. Tránh cáu giận.
Điều trị triệu chứng
- Giảm đau bằng thuốc chống co thắt papaverin, atropin.
- Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh liều cao, nhanh, mạnh: aminosid, quinolon
Thuốc làm tan sỏi
- Chenodesoxycholic, ursodesoxycholic làm giảm độ bão hòa cholesterol, cholesterol không kết tủa được, sỏi nhỏ dần và hết.
- Thuốc lợi mật
- Sulphatamagnesie, actiso, sorbitol.
Một số phương pháp điều trị khác
- Cắt túi mật qua soi ổ bụng
- Phá sỏi bằng siêu âm, laser, cơ học
- Phẫu thuật khi có cấp cứu các biến chứng
Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh
- Râu ngô: Làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng và tỷ trọng nước mật giảm đi. Dùng trị viêm gan, viêm túi mật, thông tiểu tiện.
- Áctiso: Thông tiểu tiện, thông mật, bệnh yếu gan, thận, việm thận, sưng khớp xương.
- Uất kim (củ, nhánh con của cây nghệ): hành khí hành huyết, thư can lợi mật, trị bệnh can đởm khí trệ, thanh can đởm thấp nhiệt, dùng chữa viêm gan hoàng đản, xơ gan, viêm túi mật, sỏi mật.
- Tỏi: tăng chuyển hóa lipid trong cơ thể, ngăn chặn tổng hợp chất béo trong gan, chống tích tụ và tiêu mỡ, đồng thời kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất làm tiêu năng lượng dư thừa.
- Mật nhân: lợi mật, chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu, chữa lưng đau mỏi do thấp, giúp tăng sinh tế bào gan và tăng miễn dịch cơ thể, giải độc mạnh.