Khi hai vợ chồng bạn đã sống chung thường xuyên trên 1 năm (hoặc 6 tháng nếu vợ ngoài 35 tuổi) mà chưa có bầu dù không áp dụng biện pháp tránh thai nào, bạn nên đến gặp bác sỹ thăm khám tìm nguyên nhân hiếm muộn. Thời điểm thích hợp cho việc khám là ngày 4-5 của vòng kinh.
Cả 2 vợ chồng đều phải khám. Đầu tiên, 2 người phải siêu âm và xét nghiệm máu (HIV, HbsAg…). Nếu kết quả bình thường, chồng cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Khi có đủ các kết quả xét nghiệm, cần tái khám.
Người vợ được chụp buồng tử cung vòi trứng khi sạch kinh 2 ngày. Sau chụp, phải uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
Tùy theo kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp: hướng dẫn giao hợp tự nhiên, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm. Bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh, sau đó tái khám đúng hẹn thì mới có kết quả cao.
Hướng dẫn lấy tinh trùng
Lấy tinh trùng làm tinh dịch đồ là xét nghiệm bắt buộc đối với mọi cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn, dù trước đó người chồng có thể đã có con chung hay con riêng. Để thu được mẫu tinh trùng tốt nhất và phản ánh đúng nhất chất lượng tinh trùng, cần tuân theo các hướng dẫn cụ thể sau:
– Kiêng quan hệ: 3 – 5 ngày.
– Trước khi lấy tinh trùng, người chồng phải có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Sau khi nhận 1 lọ vô trùng đặc biệt để đựng tinh trùng ở bàn nhận bệnh, nên tiểu sạch, rửa tay và bộ phận sinh dục rồi mới đến phòng lấy tinh trùng của khoa hiếm muộn.
– Thực hiện lấy bằng tay theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không dùng biện pháp giao hợp gián đoạn vì có thể gây thất thoát và nhiễm bẩn tinh trùng. Sau khi thu được toàn bộ tinh trùng, cần đậy kín nắp lọ và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm.
Nếu lấy tinh trùng tại nhà, sau khi xuất tinh vào lọ, cần giữ ấm lọ ở nhiệt độ cơ thể bằng cách nắm trong lòng bàn tay (30-40 độ C). Chuyển ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 60 phút kể từ lúc xuất tinh.
Quy trình siêu âm nang noãn
Người vợ đi tiểu rồi đến ngồi chờ trước buồng siêu âm. Khi nghe gọi tên, bệnh nhân vào buồng siêu âm, thay váy sạch và ngồi chờ gọi tên.
Khi lên bàn siêu âm, người bệnh lấy 1 tờ giấy trải lên gối nằm. Đặt mông lên gối, đầu hướng phía trên.
Sau khi siêu âm, người bệnh sẽ được hướng dẫn và lấy toa thuốc hay giấy hẹn siêu âm cho lần sau.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Kỹ thuật này thường được thực hiện trong các trường hợp như: rối loạn phóng noãn, tinh trùng ít hoặc yếu nhẹ, không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng thuốc vào ngày thứ 2-3 của vòng kinh và theo dõi sự phát triển nang noãn bằng siêu âm đầu dò âm đạo. Tùy theo đáp ứng của thuốc mà bệnh nhân được hẹn đến siêu âm lần nữa và điều chỉnh lượng thuốc phù hợp.
Khi trứng đủ trưởng thành, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây kích thích rụng trứng và phải tiêm thuốc đúng giờ.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một thủ thuật nhẹ nhàng, bệnh nhân không nên quá căng thẳng để đạt kết quả tốt. Sau bơm, bệnh nhân nằm lót gối dưới mông 15 phút. Sau đó, vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường, nhưng tránh làm việc nặng.
Sau bơm tinh trùng 14 ngày, bệnh nhân nên đến bệnh viện thử thai (HCG định lượng) hoặc thử que (Quickstick) tại nhà và báo kết quả cho bác sĩ điều trị.
Trong thời gian 14 ngày sau khi bơm, nếu thấy căng đau vùng bụng dưới, bụng to lên, cảm giác khó chịu, bệnh nhân phải đến khám tại bệnh viện sản khoa.
Cách phương pháp điều trị sinh sản
Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu là điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa của tất cả các trường hợp vô sinh nữ.
Rủi ro: Không
Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có đau nhức
Tỷ lệ thành công: Hơn 70% với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn
Dùng thuốc:
Đây cũng là một hình thức điều trị mà không can thiệp vào bên trong, bằng cách sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích việc phát hành của trứng trong quá trình rụng trứng. Hầu hết phụ nữ cần chờ đợi tới 6 chu kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng biện pháp này.
Rủi ro : Có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation
Tác dụng phụ: Nhức đầu, đầy hơi, nóng bừng, âm đạo bị khô, phát ban
Tỷ lệ thành công: Từ 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.
Phẫu thuật:
Phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng phẫu thuật bao gồm các hoạt động để sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang, và tăng trưởng tế bào bất thường khác.
Rủi ro: Phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó
Tác dụng phụ: Đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu sau phẫu thuật
Tỷ lệ thành công: Khác nhau rất nhiều, từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật
Thụ tinh nhân tạo:
Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Với mục đích điều trị khả năng sinh sản, tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ dùng được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.
Rủi ro: Nhiều thai, nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng
Tác dụng phụ : Tiểu rắt, chuột rút và đau, chảy máu âm đạo hoặc các tác dụng phụ khác
Tỷ lệ thành công: Khác nhau từ 5 đến 25%.
Thụ tinh trong ống nghiệm:
Đây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sẳn ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.
Rủi ro: Mang đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng hyperstimulation, dị tật bẩm sinh (mặc còn cần nghiên cứu thêm về vấn đề này), phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu
Tác dụng phụ: C huột rút, đau nhỏ, thay đổi tâm trạng, thuốc tăng khả năng sinh sản có tác dụng phụ
Tỷ lệ thành công: Từ 28 đến 75%.