Bệnh ung thư gan có các dấu hiệu triệu chứng không rõ ràng, rất khó để nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Khi có những dấu hiệu như vàng da, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, thường xuyên đau tức vùng hạ sườn… nghi ngờ triệu chứng bệnh ung thư gan, người bệnh nên tiến hành thăm khám, một xét nghiệm để có kết quả chính xác xem mình có bị bệnh ung thư gan hay không. Các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ chủ yếu là chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cổng hưởng từ MRI, siêu âm, chỉ số AFP.
Chụp cắt lớp vi tính CT: Gần đây, kiểm tra CT là cách thường dùng để chẩn đoán ung thư gan, nó thể hiện rất rõ ràng độ lớn nhỏ và hình thái, số lượng cùng vùng biên. Ngoài ra dựa vào những phân tích hình ảnh có thể tái hiện lại kết cấu bên trong gan, để xác định chính xác mối quan hệ của mỗi huyết quản với khối u.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này thích hợp cho chẩn đoán ung thư gan ở tình trạng nhẹ, giúp chẩn đoán các khối u gan lành tính chuyển ác tính, phương pháp này là phương pháp bổ sung cho chẩn đoán bằng CT.
Siêu âm: Thông thường thì siêu âm thường dùng để theo dõi sau điều trị và kiểm tra thông thường đối với các loại bệnh, phương pháp này dùng trong chẩn đoán ung thư gan có thể thấy rõ kích thước cũng như hình thái của khối u, có giá trị trong việc chẩn đoán tính chất của khối u gan.
Chỉ số AFP: Về lâm sàng, AFP là cách thường dùng trong chẩn đoán ung thư gan, nó vừa đơn giản lại thực dụng. Những bệnh nhân mắc viêm gan mang độc tính thì rất dễ mắc ung thư, AFP cũng tăng cao, nhưng không phải bệnh nhân ung thư gan nào AFP cũng tăng cao hết. Do đó những bệnh nhân viêm gan mà có chỉ số AFP ở mức bình thường cũng không được chủ quan.
Đọc thêm:
Tuelinh.vn (Nguồn : Internet)