Có những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày sẽ làm giảm chức năng sinh sản của bạn. Điểm danh lại những thói quen dưới đây để xem bạn có thường xuyên mắc phải những thói xấu này không nhé.
Thức khuya:
Nghiên cứu cho biết, có sự liên quan giữa thiếu ngủ và sinh hoạt thất thường, có thể gây vô sinh. Đặc biệt, những nữ ý tá thường xuyên làm việc ca đêm trong bệnh viện thường có nguy cơ bị sẩy thai. Thiếu ngủ có thể làm đàn ông lẫn phụ nữ bị tăng cân. Khi chỉ số cân nặng cơ thể vượt giới hạn, có thể gây vô sinh và béo phì có liên quan đến việc suy giảm lượng tinh trùng ở đàn ông.
Thức khuya đôi khi không do thói quen, nhưng nếu thức khuya do khó ngủ lại là vấn đề khác. Chứng mất ngủ có thể là dấu hiệu của suy nhược. Những liệu pháp kết hợp giữa thể chất- tinh thần có tác dụng giúp giảm bớt căng thẳng và tạo cảm giác dễ chịu, góp phần mang lại cho bạn giấc ngủ sâu lắng hơn.
Dùng quá nhiều thức uống chứa caffein:
Nếu dùng quá nhiều thức uống chứa caffein, dù là nhiều cà phê, trà hoặc nước ngọt đều có nguy cơ gây vô sinh. Tuy một tách cà phê hoặc trà không ảnh hưởng đến vô sinh, nhưng nhiều tách cà phê/ ngày sẽ gây hậu quả xấu. Nghiên cứu cho biết, dùng nhiều hơn 300mg caffein/ ngày có thể ảnh hưởng nhẹ đến khả năng sinh sản và có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ. 300mg caffein tương đương với 2 tách cà phê pha hoặc cà phê lọc (cà phê pha chứa nhiều caffein gấp hai lần so với cà phê lọc) hoặc 6 tách trà đậm hoặc thức uống chứa caffein.
Nếu cà phê làm bạn mất ngủ, hãy thay đổi thói quen bằng việc uống ít cà phê lại. Ngay cả khi ngủ đủ giấc, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa. Ăn bữa trưa nhẹ hơn như thực phẩm chứa ít carbohydrate, nhiều protein và rau có thể ngăn ngừa cảm giác buồn ngủ vào buổi trưa. Giấc ngủ trưa ngắn trong 15 hoặc 20 phút sẽ giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Tốt nhất, bạn hãy tập thói quen uống trà thảo dược, không chứa caffein hoặc cà phê đã lọc hết caffein
Tập thể dục quá nhiều hoặc quá ít:
Ai cũng biết, thể dục tốt cho sức khỏe, như tốt cho tim, phổi và hệ miễn dịch. Thường xuyên tập luyện có thể giúp duy trì thể trọng ổn định, đồng nghĩa với khả năng sinh sản tốt. Tuy nhiên, tập luyện quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Đàn ông và phụ nữ có thể bị vô sinh do tập luyện quá độ. Điều này lí giải tại sao các vận động viên thường bị nguy cơ này. Nhưng tập luyện bao nhiêu là quá nhiều? Tập nhiều hơn 1 giờ/ ngày hoặc tập nặng hơn 7 giờ/ tuần sẽ không tốt cho chức năng sinh sản.
Nhiều người lại tập luyện quá ít hoặc không tập. Tốt nhất, bạn nên tập luyện ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Một số hình thức tập luyện giúp cải thiện chức năng sinh sản gồm có đi bộ, bơi lội, yoga hoặc thể dục nhịp điệu nhẹ, nhớ tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi có kế hoạch tập luyện đều đặn. Nếu là vận động viên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách làm thế nào để cân bằng lịch tập luyện mà không gây hại cho chức năng sinh sản.
Tốt nhất, bạn nên tập luyện ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.
Tập luyện do ép buộc hoặc tập luyện quá nhiều do đòi hỏi cấp bách, là những thói quen không tốt. Đây là vấn đề về tâm lý. Nếu bạn cảm thấy cần tập luyện nhiều giờ trong ngày, nếu không sẽ cảm thấy bất an, hãy tìm sự trợ giúp của các huấn luyện viên thể thao.
Tính trì hoãn:
Trì hoãn trong việc lập gia đình có thể dẫn đến vô sinh. Chức năng sinh sản có chiều hướng giảm sút ở độ tuổi 27, nếu bạn là phụ nữ, và bắt đầu giảm dần đến năm 35 tuổi, còn với đàn ông là sau 40 tuổi. Ảnh hưởng của tuổi tác đối với sinh sản cũng là lí do tại sao bạn không nên trì hoãn việc nhờ bác sĩ giúp đỡ. Nếu bạn đang cố gắng có con quá trong thời gian hơn một năm hoặc hơn 6 tháng nếu bạn ở tuổi 35 hoặc lớn hơn, bạn nên nói điều này với bác sĩ.
Tuy nhiên, một số người không muốn đến bác sĩ khi vẫn còn cơ hội có con, bằng cách trì hoãn việc đến gặp bác sĩ và những xét nghiệm có liên quan. Trong khi đó, cơ hội quí báu ngày một qua đi do những thay đổi của đồng hồ sinh học cơ thể.
Hãy cân nhắc vì sao bạn lại trì hoãn chức năng thiêng liêng này, thay vì tìm sự giúp đỡ. Phải chăng bạn lo sợ điều gì? Có thể bạn cho rằng, không có gì đáng lo nếu có con muộn và luôn tìm mọi cách để trì hoãn. Vô sinh là dấu hiệu của những sự cố về sức khỏe và ít ra, một số xét nghiệm về máu có thể được thực hiện, nếu cần thiết. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng FSH và AMH (liên quan đến buồng trứng), các hormon để xác định nếu dự trữ buồng trứng của bạn thấp. Nếu lượng FSH cao hơn bình thường, bạn vẫn còn cơ hội.
Dùng nhiều thức uống có chứa cồn:
Nghiên cứu cho biết, có mối liên quan giữa uống rượu và vô sinh. Tinh trùng ở đàn ông uống rượu chỉ đạt mức 12% so với tinh trùng bình thường và khỏe mạnh ở người không uống rượu, không hút thuốc lá là 37%. Phụ nữ uống 3 ly rượu hoặc nhiều rượu/ tuần thường khó có con. Đặc biệt với phụ nữ đang có ý định có con.
Nếu bạn thường uống một ly bia hoặc một ly rượu vào mỗi bữa ăn tối, hãy giảm bớt từ 1 đến 2 lần/ tuần. Những thức uống có chứa cồn sẽ làm vòng hai của bạn phát triển, vì chúng chứa nhiều calorie. Nếu uống nhiều hơn vì cảm thấy thích hoặc nếu có vấn đề về sức khỏe khi uống, bạn cần đến gặp bác sĩ. Phụ nữ dùng thức uống có cồn khi mang thai có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Tình dục thiếu an toàn:
Những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục dễ dẫn đến vô sinh. Bệnh Chlammydia và bệnh lậu, nếu không chữa trị có thể dẫn đến viêm khung xương chậu, gây vô sinh ở phụ nữ, do tắc nghẽn vòi trứng. Ở đàn ông, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng có thể gây vô sinh mặc dù ít phổ biến hơn do những triệu chứng mắc bệnh thường dễ phát hiện hiện hơn nên có thể chữa trị kịp thời. Còn ở phụ nữ, do nhiễm trùng tiềm ẩn trong thời gian dài mà không có triệu chứng gì.
Trong khi đó, nhiễm trùng có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản. Một số bệnh lây nhiễm khác như herpes, giang mai…có thể gây nguy hiểm cho thai phụ hoặc thai nhi. Trường hợp xấu nhất, chúng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai nhi bị tử vong. Tốt nhất, bạn hãy dùng bao cao su. Phương pháp kiểm soát hormon sinh sản có thể ngăn ngừa đối với thai, nhưng không thể ngăn chặn những căn bệnh trên.
Ăn quá nhiều và thường xuyên ăn vặt:
Thói quen này có thể làm bạn tăng cân. Những vấn đề về cân nặng có thể dẫn đến vô sinh. Đồng thời, ăn quá nhiều thức ăn vặt có thể tăng đường trong máu, điều này không tốt cho chức năng sinh sản. Ăn nhiều còn là vấn đề tâm lý hoặc ăn để cảm thấy thoải mái. Vấn đề là cảm giác thoải mái của bạn kéo dài chẳng bao lâu. Thay vào đó, bạn hãy chọn chế độ ăn uống khỏe mạnh để giảm căng thẳng hoặc liệu pháp kết hợp giữa thể chất – tinh thần, nhờ chuyên gia tư vấn hoặc áp dụng những kỹ thuật giảm stress.
Một số hóa chất nếu dùng hàng ngày dễ gây vô sinh
Hoá chất chống dính : Nồi, chảo chống dính rất thuận tiện để nấu nướng và dễ dàng làm sạch. Nhưng vấn đề là hoá chất chống dính bắt đầu thẩm thấu vào thức ăn của bạn khi bị sứt mẻ và trầy xước lớp men ngoài. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đàn ông khi nhiễm hoá chất chống dính ở mức độ cao đã giảm một nửa số tinh trùng khoẻ mạnh, phụ nữ thì sẽ lâu thụ thai hơn.
Thuốc trừ sâu : Thuốc trừ sâu được tìm thấy nhiều trong các loại rau quả. Thuốc trừ sâu rất độc hại với con người và đặc biệt là trong vấn đề sinh sản. Các cặp vợ chồng đang thụ thai nếu nhiễm một lượng thuốc nhất định có thể dẫn đến xảy thai và vô sinh.
BPA: Bisphenol A hay còn gọi là BPA được sử dụng nhiều trong các thực phẩm đóng hộp, một số đồ nhựa, hoá đơn và biên lai. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng nam giới với mức độ BPA cao trong nước tiểu sẽ sản xuất tinh trùng thấp hơn, khó sinh sản hơn. Phụ nữ cũng không tránh khỏi tác động xấu của BPA, những người có hàm lượng cao trong cơ thể sẽ sản xuất trứng ít hơn.
Phthalates : Đây là loại hoá chất độc hại phổ biến, có mặt trong hầu hết các gia đình. Phthalates được tìm thấy trong các sản phẩm nhựa và các sản phẩm có chứa mùi hương nhân tạo như nước hoa, nến, chất tẩy, chất làm mềm vải, máy sấy tóc, lăn khử mùi, keo xịt tóc, dầu gội, xà phòng… các mặt hàng chăm sóc cá nhân.
Theo nghiên cứu, đàn ông nếu có hàm lượng cao trong cơ thể sẽ làm tổn hại đến tinh trùng, phthalates hoạt động như estrogen có thể làm rối loạn chức năng sinh lý của đàn ông.
Glymes : Glymes còn được biết đến với tên gọi “dung môi hữu cơ”, được tìm thấy nhiều trong các chất tẩy rửa thảm, mực in, sơn và pin lithium. Năm 2011, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã có một lập trường mạnh mẽ với việc sử dụng các loại hoá chất này, những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất này có tỉ lệ sẩy thai rất cao, theo đó EPA đã cảnh báo người tiêu dùng về mối nguy hiểm này.