Đau khớp là hậu quả của quá trình khớp bị viêm, thoái hóa, bị chấn thương … Thường những bệnh lý về khớp gặp nhiều ở người già, người có tuổi trẻ phải lao động nặng nhọc, người thừa cân, béo phì, người bị chấn thương hoặc có chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý. Người bị đau khớp sẽ có cảm giác đau nhức tại các khớp hay vận động thường là các khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai. Đôi khi không chỉ là cảm giác đau khớp mà còn kèm theo sưng, đỏ tại các khớp, người bệnh cảm thấy khó vận động hơn vào buổi sáng. Cảm giác đau nhức gia tăng khi trời lạnh, mưa phùn hoặc thời tiết thay đổi. Để giảm bớt các triệu chứng đau khớp, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Các bài tập cho người bị đau khớp
Người bị đau khớp nên vận động thường xuyên, lựa chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng. Có thể áp dụng một số môn vận động như sau:
- Các bài tập thể dục nhịp điệu : Bài tập thể dục nhịp điệu hay các bài tập dẻo dài có thể giúp giảm sưng các khớp.
- Bơi lội: Bơi lội được xem là môn vận động khá phù hợp bởi vì bơi ít gây áp lực lên các khớp. Ngoài ra, các bài tập có động tác uyển chuyển như khiêu vũ giúp duy trì cử động bình thường của khớp, giảm cứng khớp và giúp cải thiện sự linh hoạt của khớp.
- Cử tạ : Riêng về môn cử tạ, cử tạ có các bài tập kéo giãn giúp giữ hoặc tăng cường sức mạnh của cơ, chống đỡ và bảo vệ khớp bị viêm. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia cử tạ trước khi tập luyện môn tập luyện này nhé.
- Đạp xe : Đạp xe đạp thường xuyên mỗi ngày có tác dụng giảm sưng các khớp, tốt cho tim mạch, giảm cân và cải thiện chức năng toàn thân.
Cũng như cử tạ, trước khi áp dụng bất cứ môn vận động nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ xem những bài tập nào phù hợp nhất với mình, có thể hỗ trợ quá trình điều trị đau khớp cho bản thân. Bất cứ bài tập nào mà không gây đau hay sưng trầm trọng hơn thì có thể thử để giảm triệu chứng viêm đau khớp.
Dinh dưỡng với người bị đau khớp
Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Tránh dùng các thức ăn giầu purine như bia, thức uống có cồn, cá mòi, cá trích, trứng cá, men bia, thịt, rau đậu, nước thịt, nấm, măng tây, bông cải … gây ứ đọng axit uric làm tăng nguy cơ bệnh khớp.
Tăng cường nho đen và một số loại acid béo có trong cá ví dụ dầu cá hồi, dầu ô liu, hoặc các loại hạt có chứa những chất hóa học làm giảm chỉ số của acid uric và giảm viêm …
Uống nhiều nước hoặc chất lỏng sẽ giúp làm tan rã acid uric trong máu, nhờ vậy ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể acid uric trong khớp.
Một số mẹo nhỏ giảm nhanh đau khớp
Chườm nóng và chườm lạnh có thể giúp giảm đau. Chườm nóng có thể giúp giảm sưng còn chườm lạnh giúp làm tê vùng tổn thương. Bạn cũng có thể tắm nước nóng vòi sen, cách này cũng giúp bớt căng cơ và dịu cơn đau.
Chườm nóng có tác dụng giảm nhanh cơn đau khớp
Nên duy trì một mức cân nặng bình thường. Thừa cân làm tăng sức ép lên các khớp, tăng nguy cơ đau khớp gối, khớp hông và đau thắt lưng.
Hạn chế các hoạt động nặng hàng ngày như khiêng vật nặng, đi lại, chạy … không đúng tư thế sẽ gây nén và xé ổ khớp làm căng các khớp gây viêm khớp.
Châm cứu vào khớp bị đau giúp khơi thông kinh mạch, điều hòa khí huyết giúp giảm đau khớp
Ngâm chân. Đối với các trường hợp bị đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước muối có thêm gừng và nước ấm. Biện pháp này vừa có tác dụng giảm đau khớp, và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Đáp lá ngải cứu. Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm dịu cơn đau, khớp bớt sưng hơn.
Đọc thêm: