Mỡ máu cao có liên quan đến nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Người bệnh mỡ máu cao ngoài việc sử dụng thuốc điều trị hạ mỡ máu còn rất cần chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh cần hạn chế ăn nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật, hạn chế ăn đường và tăng cường vận động…Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thực phẩm sau có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt.
1. Nấm hương
Nấm hương là loại thực vật có khuẩn, albumin cao, mỡ ít, có 16 loại axit amin, nhiều loại không bão hoà axit béo, sterel thực vật, cellulose, muối vô cơ, nhiều loại sinh tố và các chất hạ mỡ khác. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nấm hương cực kỳ phong phú, nấm hương đã được sử dụng trong nhiều món ăn. Ngoài vị hương thơm và vị bùi bùi mà nấm hương mang lại cho các món ăn, nấm hương còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tốt cho người bị cao huyết áp, tiêu thực mỡ, chống u, chống các chất độc. Chất cellulose trong nấm hương giúp thúc đẩy vị tràng co bóp, phòng bí đại tiện, giảm bớt sự hấp thu cholestorol của tiểu tràng. Nấm hương có thể thúc đẩy cholesterol phân giải, ăn thường xuyên nấm hương có thể hạ thấp cholesterol và trigluxerit, hạ mỡ máu.
2. Rau diếp cá
Rau diếp cá là thực phẩm có nhiều cellulose giúp hạ mỡ trong máu. Bản thân cellulose không bị hấp thu vào cơ thể mà có tác dụng làm no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và đẩy chất thải trong ruột ra bên ngoài, khử mỡ hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp cá có thể dự phòng cao huyết áp, mỡ cao trong máu.
3. Mộc nhĩ đen
Chất keo thực vật đặc biệt trong mộc nhĩ đen giúp tràng vị co bóp mạnh hơn, làm cho chất béo ở đường ruột bài tiết ra ngoài, giảm bớt việc hấp thu mỡ trong thức ăn. Cũng chính chất keo này có tác dụng hạ mỡ trong máu, phòng ngừa chứng béo phì.
4. Măng tre
Mang tre có chứa nhiều axit amin mà cơ thể cần đến. Măng tre có giá trị dinh dưỡng rất phong phú, chứa protein, mỡ, canxi, sắt, carotein, vitamin B1, B2. Đây chính là một loại rau lý tưởng làm hạ thấp mỡ, đường, hạ thấp cholesterol trong máu và tăng chất cellulose.
Tuy nhiên, măng tươi thường có chất Glycocid có khả năng biến thành axit Cyanhydric gây độc. Ăn quá nhiều măng đắng hoang dại khi chưa được chế biến kỹ có thể bị nhức đầu, chóng mặt… Vậy nên trước khi chế biến măng , măng cần được thái lát mỏng, xé thành từng sợi nhỏ ngâm trong nước sạch qua đêm trước khi chế biến. Ngâm măng vào nước vôi trong, luộc bỏ nước vài lần để lọc cặn. Lúc luộc măng nên để hở nắp. Như vậy mang sẽ phát huy tối đa tác dụng mà người ăn măng cũng không sợ bị nhiễm độc.
5. Rau câu
Axit béo không bão hòa trong rau câu có thể loại bỏ chất cholesterol quá nhiều bám ở thành huyết quản. Rau câu chứa cellulose có thể điều tiết vị tràng làm cho cholesterol bài tiết ra ngoài, hạn chế việc hấp thu cholesterol.
6. Bí đao
Bí đao là loại thực phẩm không chứa chất béo. Nhiều chị em còn sử dụng bí đao như một món ăn giảm béo vậy. Tỷ lệ thành phần nước trong bí đao rất cao và có nhiều chất có ích cho cơ thể như các loại sinh tố và nguyên tố vi lượng. Trong bí đao còn có chất axit malonic, có thể hạ mỡ trong máu và khử chất mỡ thừa trong cơ thể.
7. Sắn dây
Sắn dây có chứa nhiều chất protein, cellulose thô, canxi, sắt. Sắn dây có ưu điểm là không hàm chứa chất béo, lại giảm béo. Sắn dây làm hạ thấp nồng độ cholesterol và triglyxerine trong máu, có thể giúp hạ huyết áp, hạ mỡ.
8. Cà tím
Cà có chứa nhiều sinh tố, nhất là cà tím có nhiều sinh tố P làm tăng thêm độ dính của tế bào, nâng cao tính đàn hồi của vi huyết quản, phòng ngừa tiểu huyết quản xuất huyết. Ngoài ra, cà còn có thể hạ thấp cholesterol, ngăn ngừa mỡ cao trong máu dẫn tới huyết quản bị tổn hại, có tác dụng điều trị phụ trợ các chứng mỡ cao trong máu, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, khạc ra máu.
Lương y Vũ Quốc Trung – Tin tức Online