Theo các thống kế trên thế giới đột quỵ ( chứng tai biến mạch máu não ) đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong sau bệnh lý tim mạch, ung thư và dẫn đầu trong các nguyên nhân gây nên tử vong, tàn tật ở con người
Tại Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ mới và 104.800 người tử vong do đột quỵ, hiện có 486.000 người bị đột quỵ đang còn sống nhưng phần lớn bị mất sức lao động, tàn tật…
Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong hoặc bị các di chứng như yếu liệt chân tay hoặc yếu liệt nửa người, giảm thị lực, nói khó khăn, giảm khả năng phán đoán…Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trong cấp cứu đột quỵ là vấn đề thời gian, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để tận dụng thời gian vàng của não cứu sống bệnh nhân. Đồng thời, nên xây dựng các đơn vị đột quỵ để giúp cho việc cấp cứu và điều trị đột quỵ hiệu quả hơn.
10 yếu tố được phân tích bởi các nhà nghiên cứu sau khi họ so sánh lối sống của 3.000 người bị đột quỵ với nhóm 3.000 có sức khỏe tốt sống ở 22 quốc gia. Hầu hết các yếu tố nguy cơ đều phản ánh rằng chúng liên quan với nhồi máu cơ tim.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đã phân tích 5 yếu tố giải thích cho 80% trường hợp đột quỵ là huyết áp cao, hút thuốc, béo bụng, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu luyện tập.
Khi các nhà nghiên cứu thêm 5 yếu tố khác là tiểu đường, dư thừa chất cồn, stress và trầm cảm, rối loạn tim và mỡ máu, họ nhận thấy chúng có thể giải thích cho 90% các trường hợp đột quỵ.
Trong số các yếu tố liên quan với đột quỵ, huyết áp cao được xem là tác nhân quan trọng nhất, giải thích cho 1/3 số trường hợp đột quỵ. Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh. Hút thuốc cũng được xem là một tác nhân quan trọng khác bởi cứ 5 người bị đột quỵ thì có 1 người hút thuốc nhiều.
BS Martin O’Donnell, ĐH McMaster , Ontario , cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy các yếu tố nguy cơ có liên quan với 90% trường hợp có nguy cơ đột quỵ.
Và các chiến dịch can thiệp giúp giảm huyết áp, giảm hút thuốc và tăng cường các hoạt động thể lực, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp giảm gánh nặng xã hội do đột quỵ gây ra”.
Theo: Dantri