Em bé và trẻ em thông thường nhiễm cảm lạnh từ 6 đến 8 lần mỗi năm – chỉ cần nghĩ đến tất cả những thứ chúng thường xuyên nhâm nhi như nước đá hoặc đá lạnh, hay cách chúng không cần mặc áo khoác mà vẫn thoải mái chạy chơi ngoài trời, bạn sẽ dễ dàng hiểu tại sao.
Tin tốt lành là: các chứng nhiễm trùng này thật ra lại giúp củng cố thêm hệ miễn dịch của trẻ. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, phụ huynh có thể:
Một vài giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mũi có thể làm giảm sự tắc nghẽn (làm theo các hướng dẫn về liều dùng trên bao bì). Cách này đặc biệt giúp ích cho các trẻ còn quá bé để xì mũi.
Đặt một chiếc máy tỏa hơi mát trong phòng ngủ của bé – không khí ẩm sẽ giúp làm giảm bớt các cơn nghẹt mũi.
Cho trẻ uống acetaminophen (chỉ với những trẻ lớn hơn 3 tháng) để làm bớt đi sự khó chịu. Đối với trẻ 3 tháng hoặc nhỏ hơn, bạn không nên cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc gì khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ ( do chúng có thể che giấu cơn sốt, điều mà ở trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc y tế tức thời).
Gọi cho bác sĩ nếu ….
Bạn nghi ngờ bé dưới 3 tháng tuổi mắc phải bệnh cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức (các triệu chứng của cúm cũng bao gồm sốt, mệt mỏi và lờ đờ); từ 3 đến 6 tháng tuổi thì mọi thứ bớt khẩn cấp hơn, do vậy bạn có thể gọi cho bác sĩ nhi và tham khảo về cách chăm sóc tốt nhất. (Nên nhớ rằng, các triệu chứng của cúm đến rất bất ngờ — trái với các triệu chứng phát triển dần dần của cảm lạnh – và chúng bộc phát khá dữ dội.)
Con bạn biểu lộ các triệu chứng của bệnh viêm xoang (một chứng nhiễm khuẩn của khoang mặt), chứng bệnh có thể gây nên các cơn ho có đờm, thở khó khăn, và nước mũi có màu vàng hoặc xanh. Viêm xoang cũng có thể gây đau đầu hoặc nóng sốt. Nếu bác sĩ phát hiện ra bệnh viêm nhiễm, rất có khả năng bé của bạn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh.
Theo MeYeuCon